DANH SÁCH BÀI VIẾT

Wednesday, April 6, 2011

CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TIỂU THUYẾT BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG HƯỚNG

BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG TIỂU THUYẾT
BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA DƯƠNG HƯỚNG

Trên ba mươi năm hậu chiến nhìn lại, văn học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, từ sau đổi mới (1986) như sự cổ vũ, niềm cảm hứng để các nhà văn cho ra đời nhiều tác phẩm mới với sự đa dạng, phong phú về đề tài. Lúc này, nhiều nhà văn bước ra từ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, vốn sống dày dạn cùng với những trải nghiệm thực tiễn mang đến nguồn cảm hứng dạt dào trong sáng tác. Trên văn đàn, xuất hiện đông đảo những ngòi bút với bút pháp, phong cách khác nhau như luồng gió mới làm dịu mát cánh đồng văn chương sau nhiều năm bị không khí ngột ngạt của chiến tranh làm khô cằn. Sau đại hội VI của Đảng (1986), với những đổi mới mang tính bản lề, trong đó văn chương không còn lệ thuộc nhiều vào chính trị, tư tưởng nhà văn không còn bị ràng buộc là bước ngoặt thuận lợi để nhiều văn phẩm đua nhau tỏa sáng báo hiệu một mùa văn bội thu bắt đầu!
Ba mươi năm lẻ hậu cuộc chiến chưa phải là dài nhưng là khoảng lùi cần thiết đủ để chúng ta nghiền ngẫm lại những gì văn học đã làm được cũng như những khuyết điểm, khuất lấp bên trong. Song hành cùng hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, văn học với vai trò và trách nhiệm đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, với tính chất thời vụ, cổ xúy tinh thần chiến đấu của quân và dân ta vì thế văn học không tránh khỏi những bất cập hạn chế. Nhà văn không thể đi sai đường lối tuyên truyền của Đảng, không tách khỏi cuộc chiến vì thế hầu đại đa số các tác phẩm ra đời giai đoạn này đều mang cảm hứng ngợi ca, cổ vũ. Tránh đề cập đến những tình cảm cá nhân, đau thương bi lụy là cảm hứng chủ đạo của văn học cách mạng. Đây là thời đại của những anh hùng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, của những Hòn vọng phụ ngày đêm ngóng trông tin chồng.
Đại hội VI của Đảng là tiền đề cho sự đổi mới trên nhiều bình diện, trong đó văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đạt nhiều thành tựu nổi bật. Hàng loạt các nhà văn đua nhau tỏa sáng trên bầu trời nghệ thuật. Những tác phẩm tranh nhau xuất hiện trên văn đàn như nấm sau mưa! Chiến tranh, người lính, xây dựng xã hội mới,…là đề tài chủ yếu được các nhà văn khai thác. Chúng ta có thể kể đến Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Minh Châu với Cỏ lau,…Dương Hướng với Bến không chồng, cùng với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường là ba tác phẩm đoạt giải thưởng Hội nhà văn năm 1991.
Bến không chồng của Dương Hướng là tác phẩm viết về đề tài nông thôn miền Bắc hậu chiến tranh. Ngòi bút sắc sảo của ông đã bóc tách thành công những mảng miếng hiện thực xã hội miền Bắc sau cuộc chiến. Nhà văn đã mổ xẻ rất thấu đáo bi kịch của con người thời hậu chiến, mối quan hệ họ tộc, vấn đề tâm linh, tính dục trong tác phẩm,…qua đó toát lên vẻ đẹp nhân văn nhân bản sâu sắc.
1. Đôi nét về tác giả - tác phẩm
Dương Hướng sinh năm 1949, là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Từng tham gia công tác trong lĩnh vực quốc phòng, vào lính và là nhân viên Hải quan ở Quảng Ninh, ông chỉ bén duyên với nghiệp văn vào cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Tập truyện ngắn đầu tay của ông: Gót son (1989), tiếp theo là các tác phẩm Bến không chồng (1990), Trần gian- đời người (1991) và gần đây là Dưới chín tầng trời (2005).
Bến không chồng (1990) nhận giải thưởng Hội nhà văn (1991), là tác phẩm xuất sắc, làm rạng danh Dương Hướng trên văn đàn vào nửa đầu thập niên 90 thế kỉ trước. Trong Bến không chồng Dương Hướng đã rất thành công với việc phác họa nông thôn miền Bắc thời hậu chiến, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhà văn đã xoáy sâu vào mối quan hệ họ tộc, bi kịch của người lính với Nguyễn Vạn là nhân vật trung tâm. Cùng với đó là số phận, là nỗi đau của những người phụ nữ làng Đông mà tiêu điểm là mẹ con chị Nhân – Hạnh. Vấn đề tâm linh, tính dục, đạo đức cũng được tác giả đặt ra và giải quyết một cách rốt ráo, thấm đượm giá trị nhân văn, nhân bản. Với Bến không chồng Dương Hướng bỗng trở thành một tên tuổi, và quan trọng hơn, trở thành gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu những năm 90 thế kỉ XX.
2. Bi kịch con người thời hậu chiến
2.1Bi kịch người lính
Hòa cùng dòng chảy văn học dân tộc, văn học Việt Nam hậu chiến tranh tiếp tục mang đến những giá trị nhân văn, giá trị thẩm mĩ mới. Nếu như văn học truyền thống, văn học cách mạng với tính chất phục vụ chiến tranh, đề cập nhiều đến khía cạnh con người cộng đồng, con người tập thể thì ở văn học hậu chiến các nhà văn đã mạnh dạn đề cập đến tình cảm riêng tư, thầm kín bên trong con người. Một phần ba thế kỉ đã đi qua khi đất nước ngưng tiếng súng là khoảng lùi cần thiết để những người trong cuộc lắng lòng, bình tâm suy nghĩ về những khuất lấp, kiêng kị trong văn học Cách Mạng. Văn học Cách Mạng là văn học của những anh hùng sử thi, của những hào khí ngất trời mang âm hưởng hùng tráng. Tinh thần đó, khí thế đó đã được nhà thơ Ngân Giang bộc bạch trong những dòng thơ:
Đẹp gì chăn gối trong khi cả
Dân tộc sôi lên chí quật cường
Hãy gác tình riêng mưu nghiệp lớn
Để đong máu giặc dội biên cương.
                                                        (Xuân chiến địa)
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ giờ là lúc chúng ta quan tâm hơn đến vẻ đẹp nhân văn, nhân bản của con người với những tình cảm riêng tư, thầm kín. Sau đại hội VI của Đảng, cùng với sự manh nha đổi mới trên nhiều bình diện, văn chương có điều kiện phát huy hết chức năng của mình. Trên văn đàn lúc này xuất hiện đông đảo các nhà văn chiến sĩ, các nhà văn trưởng thành sau chiến tranh cũng bắt đầu cho ra đời những tác phẩm đầu mùa với sự đổi mới trên nhiều khía cạnh, mang đến một bầu không khí lạc quan cho văn học nước nhà. Lá cờ đầu trong phong trào đổi mới là thế hệ các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp,…Mãi đến đầu những năm 90 Dương Hướng mới đánh dấu tên tuổi trong làng văn với Bến không chồng. Thành công vang dội của Bến không chồng một phần nhờ vào sự đổi mới táo bạo trong tư duy sáng tác của Dương Hướng. Ông đã đi sâu khai thác bi kịch của người lính hậu chiến tranh mà nhân vật trung tâm là Nguyễn Vạn và phần nào là Nghĩa, Thành.
Nguyễn Vạn trở về từ chiến trường Điện Biên với chiến tích lẫy lừng, vì thế là người được tôn trọng nhất làng Đông. “Đố ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn: hãy cứ nhìn những tấm huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Vạn…”[1; 5]. Nơi chiến trường Nguyễn Vạn oai hùng, khí khái bao nhiêu thì trở về cuộc sống đời thường anh lạc lõng, cô độc bấy nhiêu. Nguyễn Vạn cũng rơi vào cảnh huống không khác gì so với những người đồng đội cùng bước ra từ chiến tranh. Họ - những người lính dù cố gắng nhưng không thể hòa nhập được với cuộc sống mới - cuộc sống mà ở đó vai trò của họ vô cùng mờ nhạt! Cuộc sống mới với tiết tấu hối hả, năng động không phải là môi trường thuận lợi cho sự thích ứng của người lính. Họ lạc lõng ngay trong chính gia đình, giữa những người thân yêu nhất của mình. Bi kịch của tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp là minh chứng điển hình nhất. tướng Thuấn cả đời phục vụ cho quân đội – cho quê hương đất nước, “Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi ở nhà.”[3;14] – “Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh”[3;15]. Quen với cuộc sống nơi hòn tên mũi đạn, khi hòa bình lập lại trước nhịp sống bon chen, đua tranh danh lợi, tướng Thuấn cảm thấy cô độc, lẻ loi ngay chính trong ngôi nhà mình. Ông không thể chấp nhận việc làm phi nhân của cô con dâu. Thủy – con dâu ông là một bác sĩ, là một trí thức trẻ đã bị ma lực của đồng tiền đánh cướp lương tâm. Vì tiền, cô không ngại sử dụng rau thai làm mồi cho chó, lợn ăn. “Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu cho chó, cho lợn”.“Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó thấy có các mẩu thai nhi bé xíu, thấy có cả những ngón tay nhỏ hồng hồng…Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”.[3;20]. Mặc dù bàn tay đã nhuốm không biết bao nhiêu máu quân thù, nhưng trước hành động nhẫn tâm của Thủy tướng Thuấn không thể chấp nhận. Làm sao có thể chấp nhận được con người lại dùng mầm móng của mình làm mồi cho xúc vật. Dù những người tạo ra những sinh linh bé bỏng đó nhẫn tâm vứt bỏ khúc ruột của mình thì Thủy cũng không được phép hành động như thế. Cuộc sống kim tiền đã bào mòn lương tâm Thủy, việc làm của cô khiến người đời nguyền rủa, vô tâm, tàn nhần đến thế thì thôi! Tướng Thuấn với tấm lòng của người lính bước ra từ cuộc chiến, hiểu lắm những thang bậc đạo đức của cuộc sống vì thế ông không thể đồng lõa với hành động của Thủy. Ông đã lên tiếng bảo vệ giá trị đạo đức, đẩy lùi những tư tưởng bệnh hoạn làm băng hoại nhân cách con người. Hành động của tướng Thuấn thể hiện được tư tưởng nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa nhằm hướng đến vẻ đẹp toàn diện, toàn bích của con người.
Trở lại với Nguyễn Vạn trong Bến không chồng của Dương Hướng. Nếu như tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng, cô độc ngay trong ngôi nhà của mình thì Nguyễn Vạn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong dòng tộc, họ hàng mình. Anh bị những người trong họ rẻ rúng, họ định cho Vạn về ở từ đường chỉ vì sợ dư luận xã hội. “Tôi cũng định thế - Nguyễn Khiên nói – chả lẽ để anh ra ở đình Đông, e làng xóm chê cười cả họ nhà mình. Dù sao anh ấy cũng là người vẻ vang nhất làng Đông”. [1;27]. “Anh kém tính bỏ mẹ! Ai chẳng biết thằng Vạn có công, công lao của nó đối với dân với nước thì để cho dân cho nước lo nhà cho nó. Nhà Vạn xưa nay đóng góp chó gì cho họ Nguyễn”[1;27]. Ấy đấy, sự lãnh đạm của họ tộc khiến Nguyễn Vạn đã cô độc càng cô độc hơn. Tuổi trẻ cùng với những khát vọng bỏ lại nơi chiến trường, sự hy sinh cả đời của Nguyễn Vạn giờ được đền đáp bằng cái mác: Người vẻ vang nhất làng Đông. Đáng buồn thay cho Nguyễn Vạn! Tuy nhiên đây chưa phải là bi kịch lớn nhất của Nguyễn Vạn khi trở về với cuộc sống thời bình. Bi kịch lớn nhất xâu xé tâm hồn Nguyễn Vạn là nỗi đau tinh thần – sự kìm nén bản năng khi tự khước từ tình cảm của mình đối với chị Nhân. Cả đời Nguyễn Vạn đã dành cho chiến tranh vì thế tình cảm cá nhân, riêng tư là một thứ gì đó rất xa xỉ đối với anh. “Cả đời Vạn đã có một mối tình nào đâu mà biết nỗi buồn và niềm vui lạc thú của tình yêu”[1;221]. Hy sinh hạnh phúc riêng tư để phục vụ quê hương đất nước là việc làm rất đỗi bình thường, điều bất thường ở đây là khói lửa chiến tranh đã lùi xa nhưng Nguyễn Vạn vẫn không chịu trải lòng ra để đón nhận những tình cảm thiêng liêng mà thượng đế ban tặng cho con người, tại sao như thế? Phải chăng khói lửa chiến tranh đã thui chột ngọn lửa tình trong tâm hồn Vạn? Không! Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc vẫn cháy âm ỉ trong lòng Nguyễn Vạn. Chẳng phải anh đã thừa nhận mình có tình cảm với chị Nhân đó sao. “Hạnh ơi cháu không hiểu đâu – Vạn run run đưa tay nắm lấy bàn tay con Hạnh – Chú đây cũng có thời yêu mẹ cháu”[1;70]. Một tình cảm đẹp, nhân bản, nhân văn thế vì sao anh phải trối bỏ? Lí tưởng của một chiến binh chiến thắng Điện Biên không cho phép anh làm như thế? Đúng nhưng chưa đủ. Cảm thấy có lỗi với người đã khuất – chồng chị Nhân – người bạn chiến đấu của mình? Chưa hẳn. Định kiến, dư luận xã hội cùng với lời nguyền của cụ tổ chính là sợi dây vô hình trói buộc tình cảm Vạn? Đúng.
Xã hội mà Dương Hướng miêu tả trong Bến không chồng vẫn còn nặng mùi phong kiến. Ở đó vẫn còn những tập tục lạc hậu, mà điển hình là lời nguyền của cụ tổ họ Nguyễn. Chính lời nguyền vô hình đó vô hình trung đã cướp đi của Nguyễn Vạn thứ tình cảm thiêng liêng nhất – tình yêu. Một chiến binh dũng cảm như Vạn, đã bước qua biết bao xác chết của kẻ thù thế mà lại gục ngã trước lời nguyền vô tri vô giác. “Họ bảo họ Nguyễn đến ngày mạt vận. Đã thấy nhục chưa? Mạt vận từ ngày thằng Vạn tý tởn với mẹ con Hạnh, nên từ đường họ mới bốc cháy đùng đùng, thằng Xèng thằng Xình mới bị chết oan, ông nhà ta mới bị điên khùng thế”[1;132-133]. Lời nói của chú Xeng với Nghĩa là minh chứng cụ thể nhất cho những định kiến mà những người trong họ dành cho Nguyễn Vạn. Họ cho rằng chính mối quan hệ giữa Vạn và mẹ Hạnh là nguyên nhân làm cho họ Nguyễn mạt vận, “mạt vận từ ngày thằng Vạn tý tởn với mẹ con Hạnh”. Sự sa sút của họ Nguyễn phải chăng là do Nguyễn Vạn gây ra? Đó là ý nghĩ của những người trốn tránh trách nhiệm, sự sụp đổ của họ Nguyễn là do sự mâu thuẫn nội tại trong dòng họ. Họ tranh nhau ngôi từ đường, tranh nhau chức trưởng nam. Chẳng phải ông Xung là người đốt từ đường đó sao. “Còn tao, tao đã có tội. Tuy chẳng ai biết tao có tội nhưng tao biết rõ là tao có tội. Mày biết tội gì không? Tội đốt từ đường! chính tao đã đốt từ đường họ - Ông Xung bỗng tu lên khóc”[1;205]. Họ đã bao biện cho những tội lỗi do mình gây ra, rán ghép cho Nguyễn Vạn đã xúc phạm đến lời nguyền của cụ tổ. Với bản năng lương thiện, hy sinh cả đời vì sự bình yên cho quê hương đất nước, Nguyễn Vạn đã tự thu mình lại gánh chịu những oan ức, đàm tiếu của những người trong họ. Dương Hướng đã xây dựng một nguyễn Vạn với lí tưởng anh hùng, lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản. Một Nguyễn Vạn với tấm lòng vị tha, nhân hậu – luôn hy sinh cho hạnh phúc của người khác, hướng đến cuộc sống yên bình hạnh phúc cho quê hương, họ tộc, đó chính là vẻ đẹp nhân bản nơi con người Nguyễn Vạn vậy.
Nguyễn Vạn cưỡng lại những nhục vọng trong con người mình một phần còn vì lí tưởng Đảng, lí tưởng cộng sản. Anh không dám đương đầu với dư luận, không dám bước qua những định kiến cổ hủ. “Tôi yêu chị đấy, từ lâu rồi, chị có dám không?” Không! Không bao giờ lại xảy ra điều khủng khiếp ấy. trên đời này còn bao nhiêu chuyện ràng buộc: Danh dự, uy tín…”[1;151]. Tình yêu là thứ tình cảm đẹp nhất mà thượng đế ban cho con người ấy vậy mà Nguyễn Vạn lại cho là điều khủng khiếp! Chính cái vỏ bọc vẻ vang là lính Điện Biên, là người vẻ vang nhất làng Đông đã trói buộc tư tưởng Vạn. Anh không dám đáp ứng nhục vọng của mình chỉ vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của người chiến sĩ Điện Biên, lí tưởng Đảng! Cái danh của người chiến sĩ Điện Biên quá lớn, đến nỗi Nguyễn Vạn không dám trút bỏ để tìm đến thiên đường hạnh phúc nơi tâm hồn mình. “…Kỷ vật duy nhất của thời ấy còn lại là những tấm huân chương nằm im lìm trong chiếc túi bạt treo ở góc nhà và một chiếc áo lính đã rách nhưng Vạn vẫn cố giữ lấy nó vá đi vá lại không biết bao nhiêu lần. Đi đâu Vạn cũng thích khoác chiếc áo lính ấy như muốn nhắc nhở người làng Đông hãy nhớ tới Vạn là ai”[1;288]. Vẻ đẹp một thời hào hùng đã ngự trị mãi trong lòng Vạn khiến anh luôn tự hào với vỏ bọc hào nhoáng ấy mà đóng chặt cửa lòng với tất cả những người phụ nữ. Vẫn có hai người đàn bà – mụ Hơn và chị Nhân sẵn sàng cùng Vạn đi nữa đoạn đời còn lại, nhưng lòng kiêu hãnh đã bóp chết những tình cảm đó từ trong trứng nước. “Giữa hai người đàn bà, chị Nhân và mụ Hơn thì chị Nhân là thứ trái cấm nguy hiểm, còn mụ Hơn như một loài hoa có mùi hương quyến rũ đáng sợ như độc dược. Vạn không cho phép mình xa ngã để làm gương cho kẻ khác”[1;195].
Mặc dù cố gắng cưỡng lại những ham muốn nhục vọng của mình, nhưng lắm lúc Nguyễn Vạn cũng không thể kìm nén được bản năng mình. “Rõ dơ! Thích hử - Mụ hơn nói nhỏ và chộp lấy tay Vạn đặt nhanh lên ngực mụ…Mụ Hơn thở hổn hển. Nguyễn Vạn cũng thấy bủn rủn cả chân tay. Cũng tại cái xu chiêng mềm mềm trên ngực mụ nó như ma lực hút kiệt hết lí trí Vạn. Bàn tay Vạn run rẩy đang gây tội lỗi mà Vạn không biết. Khi hai cánh tay của mụ Hơn choàng lên cổ Vạn và cái mùi xà phòng tư bản cùng với mùi hôi nách của mụ xộc lên mũi, Vạn mới bừng tỉnh”[1;266]. Một lần khác Nguyễn Vạn cũng thấy rạo rực trong lòng khi chạm vào cơ thể chị Nhân. “…Chị thấy bàn tay chú Vạn lướt nhẹ trên khắp cơ thể chị. Đã tưởng cái cơ thể chị nguội lạnh lâu nay, giờ bỗng cháy bùng lên rạo rực. Chị thở hổn hển giẫy giụa khỏi vòng tay chú Vạn. Bất chợt cả hai người đều vùng dậy hoảng hốt nhảy ra khỏi giường”[1;152].
Đỉnh điểm bi kịch của Nguyễn Vạn là lần chung đụng với Hạnh.“Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người không rõ mình mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung nóng trái tim làm tâm trí Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lần này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào ngực mụ Hơn. Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình”[1;291].
Sau cái lần đầu tiên và cũng là duy nhất đó Nguyễn Vạn đã suy sụp tinh thần vì mặc cảm tội lỗi mà mình gây ra. “Qua cái đêm giông bão của cuộc đời, Nguyễn Vạn không còn dám nhìn vào bất cứ ai ở làng Đông. Vạn tự xấu hổ với cả những đứa trẻ con tí teo. Ngày đêm thu mình trong ngôi nhà trên vườn ươm, với bao ý nghĩ vò xé trái tim Vạn…Nhục! Nhục nhã quá! Tồi tệ hơn cả lão Xung và mụ Hơn…Thế là hết! Vạn tưởng tượng rõ thấy mình là kẻ khốn nạn, sa đọa, hủy hoại cả cuộc đời tiết hạnh của Hạnh”[1;292-293]. Ôi thôi! Nguyễn Vạn ơi sao anh khổ thế? Nỗi đau của một con người – một chiến binh không tìm thấy được mình trong cuộc sống mới. Bi kịch của Nguyễn Vạn đến thế mà đã kết thúc đâu, dường như định mệnh cũng không muốn buông tha cho Vạn khi lần chung đụng duy nhất với Hạnh, Vạn đã có hậu nhân. Cái ngày Hạnh dắt con về làng Đông, cũng là điềm báo cho sự kết thúc cả một cuộc đời anh hùng nhưng cũng đầy bi kịch của Nguyễn Vạn. “Hạnh sững lại chân tay bủn rủn khi nhìn thấy cái xác chết được Nghĩa kéo từ dưới sông lên là chú Van”[1;308].
Chúng tôi mượn câu văn của Dương Hướng để kết luận về Nguyễn Vạn như sau: “Trên đời này không có ai tốt như Vạn và không có ai khổ và cô đơn như chú Vạn”[1;308].Với sự sắc cạnh trong bút pháp, Dương Hướng đã khắc họa rất thành công bi kịch của Nguyễn Vạn. Từng là một người lính bước ra từ chiến trường nên Dương Hướng đồng cảm đến sâu sắc với nhân vật của mình. Ông đã khơi gợi và chỉ ra được bi kịch của người lính khi trở về với cuộc sống thời bình. Đó là sự cô đơn lẻ loi đến cùng cực, không ai hiểu và sẻ chia với nỗi đau của họ! Tướng Thuấn mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên cùng với Nguyễn Vạn là những điển hình tiêu biểu nhất. Nguyễn Huy Thiệp và Dương Hướng đã phát hiện ra điều đó, qua tác phẩm của mình họ muốn mọi người hãy quan tâm hơn và trải lòng ra sẻ chia với nỗi đau của những con người đã mang đến hạnh phúc cho cả dân tộc. Để họ - những người lính được sống đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn, cần lắm những tấm lòng nhân hậu vị tha. Đó cũng là tư tưởng nhân đạo, nhân văn ngời sáng nơi ngòi bút của Dương Hướng nói riêng và các nhà văn viết về cuộc sống nhậu chiến tranh nói chung.
Trong Bến không chồng của Dương Hướng, chiến tranh không chỉ gieo rắc nỗi đau cho Nguyễn Vạn, mà đó còn là Nghĩa, Thành những người chịu nhiều di chứng khi bước ra từ chiến trường.
Nghĩa một chàng trai trẻ, giàu lí tưởng mặc dù đã có vợ nhưng anh vẫn xung phong vào chiến trường với khí thế hăng sai. “Anh đi đây! – Nghĩa nói và chạy biến vào hàng quân[1;100]. Câu nói của Nghĩa thoáng qua nhẹ như làn gió, ấy thế mà chất chứa trong đó biết bao ý nghĩa! Một sự dứt khoát đến lạnh lùng của Nghĩa! Anh không muốn vợ anh – Hạnh phải rơi lệ khi tiễn anh, hay anh cố tránh những dòng cảm xúc đang trào dâng trong lòng? Rồi đây anh cũng giống như Bố, giống chú Vạn, được mọi người nể trọng. Ngày lên đường mang nhiều hoài bảo, niềm tin. Nhưng với tâm hồn trẻ trung, suy nghĩ nông cạn, Nghĩa đâu lường trước được những hiểm họa đang trực chờ anh ở phía trước.
Sao bao năm chiến đấu nơi chiến trường, ngày trở về thăm gia đình, gặp lại người vợ thân yêu nhưng Nghĩa lại không thể sinh hoạt vợ chồng, có nỗi đau, thất vọng nào hơn. “Hạnh ơi – Nghĩa nói – Anh không muốn em buồn. Anh không thể… Bác sĩ dặn anh còn phải kiêng chừng một năm nữa. Vết thương của anh chưa lành hẳn”[1;209]. Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Chiến tranh đã để lại di chứng trên cơ thể anh mà anh nào có biết. Sau nhiều lần sinh hoạt vợ chồng nhưng Hạnh vẫn không mang thai. Nỗi khát khao có con ngày càng cháy bỏng – cùng với sức ép của gia đình dòng tộc khiến Nghĩa vô cùng rối rắm. Họ cho rằng Hạnh không có con và gây sức ép buộc Nghĩa phải bỏ Hạnh. “Xin phép anh cho tôi được nói thẳng thế này: Anh còn sống với con Hạnh ngày nào, mẹ con anh còn khổ, con Hạnh cũng sẽ chẳng bao giờ có con. Chuyện này nó đã rõ như ban ngày. Anh nên nghĩ cả đến tương lai của anh, của gia đình, họ tộc”[1;244]. Không chỉ chú Xeng mà cả mẹ, người mà Nghĩa yêu thương và tin tưởng cũng gây sức ép cho anh. “Nghĩa ơi con cũng phải cân nhắc cho kỹ lời chú Xeng nói. Mẹ cũng không ghét bỏ gì con Hạnh. Nhưng tương lai của con không thể mãi thế này được”[1;244]. Không chịu nỗi sức ép từ gia đình, dòng họ Nghĩa, Hạnh đã chủ động làm đơn li hôn nhằm tạo điều kiện cho Nghĩa tìm đứa con nối dõi tong đường. “Thưa mẹ, đây là lá đơn ly hôn con đã ký sẵn tên con lên đó. Khi nào anh Nghĩa về mẹ đưa cho anh ấy. Kể từ giờ phút này anh ấy được tự do, và con xin phép mẹ con về bên nhà”[1;273].
Sau khi ly hôn với Hạnh, Nghĩa sống với Thủy. Tuy nhiên, đợi mãi Nghĩa cũng chẳng thấy tin vui. Mặc dù đã cố gắng giúp Nghĩa từ việc đưa anh đi bệnh viện khám, rồi quan hệ với người đàn ông lạ, nhưng cuối cùng Thủy cũng đành bất lực đối mặt với sự thật. “Chuyện… chuyện em dẫn anh đi bệnh viện khám hồi nọ… chúng mình sẽ xin một đứa con nuôi” [1;300]. Một sự thật quá phũ phàng đối với Nghĩa. Anh không ngờ chiến tranh đã cướp đi của anh quá nhiều, từ tuổi trẻ, hạnh phúc đến thiên chức làm cha anh cũng không còn. Nhưng lúc này điều khiến Nghĩa ân hận nhất có lẻ là việc anh đã phụ Hạnh! Anh có ngờ đâu người không có con là anh chớ không phải là Hạnh. Bi kịch chồng lên bi kịch, chiến tranh như con lũ dữ quét qua cướp đi của Nghĩa những gì quá giá nhất.
Không giống như Nghĩa, Thành rời chiến trường với những chứng tích hằn ngay trên khuôn mặt. Hậu quả là anh đã bị Cúc – vợ sắp cưới từ hôn. “Em nói thật! Em đã trả số tiền gấp mười lần tiền trầu cau, kèm theo lá thư gửi cho anh ấy… Khi anh ấy về mang vết thương trên mặt em thấy bang hoàng nhiều lúc gặp anh ấy em cứ ngớ ra cố hình dung gương mặt lành lặn của anh ấy ngày xưa. Nghe giọng nói thì đúng là anh ấy hoàn toàn xa lạ, xa lạ tới mức đáng sợ. Gương mặt anh ấy ám  ảnh em cả trong giấc mơ”                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    [ 1;161 ]. Ngày ra đi thì trai tráng mạnh khỏe, đến ngày trở về thì lặng lẽ trong đau khổ. Thành sống cuộc sống thầm lặng sau khi trở về từ chiến trường, vết thương trên mặt đã gây cho anh những mặc cảm tủi hổ. Tuy nhiên, những vết thương trên thịt da sẽ lành theo năm tháng, còn nỗi đau tinh thần, vết thương lòng của Thành biết bao giờ mới nguôi ngoai. Từ một chàng trai khỏe mạnh, sắp xây tổ ấm gia đình bỗng trở nên dị dạng và bị luôn vợ sắp cưới từ hôn, thử hỏi còn nỗi đau nào lớn hơn đối với Thành? Ôi chiến tranh! Sức tàn phá thật ghê rợn, nó đã gieo rắc tai ương cho không biết bao người! Đã hủy hoại tương lai, cướp đi hạnh phúc của biết bao đôi nhân tình trẻ.
Chiến tranh đi qua, những gì còn lại là sự mất mát đau thương. Hãy nhìn vào những nhân vật trong Bến không chồng của Dương Hướng sẽ thấy rõ điều đó. Từ Nguyễn Vạn, Nghĩa cho đến Thành mỗi người có một bi kịch, nỗi đau riêng. Ngòi bút sắc sảo của Dương Hướng đã phác họa rất thành công những bi kịch đó. Thông qua những nhân vật trong Bến không chồng Dương Hướng kêu gọi mọi người hãy quan tâm và sẻ chia hơn với nỗi đau của người lính thời hậu chiến. Họ - những người lính đã hy sinh cả tuổi xuân của mình để mang về mùa xuân vĩnh hằng cho tổ quốc, có những người mãi nằm lại nơi chiến địa, những người khác trở về với vết chân tròn trên cát . Những hy sinh, mất mát của họ là không gì có thể sánh bằng, vì thế cần lắm một sự tri ân để sưởi ấm những tâm hồn cô độc, lẻ loi đó. Dương đã làm được cái điều mà thế hệ chúng ta ngày nay rất nên làm đó là thắp nén hương lòng để tưởng niệm công đức của tiền nhân. Đó chính là vẻ đẹp nhân văn, nhân bản sâu sắc vậy.
2.2 Bi kịch của người phụ nữ
Không có nỗi đau nào sánh kịp nỗi đau của người vợ xa chồng, người mẹ xa con. Từ trong xã hội phong kiến ta đã có những Hòn vọng phu trông chồng đến mòn mỏi, của những người Chinh phụ ngày đêm rèm thưa chiếc bóng. Chiến tranh là nỗi bàng hoàng, sợ hãi của những người vợ, mẹ có con đi chiến đấu. Chúng ta hãy nghe nỗi niềm của người Chinh phụ:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
                                                              (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn).
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ thương thống thiết của người Chinh phụ. Chiến tranh đã cướp đi của nàng đấng lang quân, là thủ phạm gây ra cảnh góa bụa của nàng.
Trở lại với Bến không chồng, trong từng trang viết của Dương Hướng hiện lên những cảnh ngộ bi đát không khác gì những Hòn Vọng phu, những nàng Chinh phụ khi xưa. Đó là bi kịch của mẹ con Hạnh nói riêng và những người phụ nữ làng Đông nói chung. Có thể nói chị Nhân – mẹ Hạnh là người chịu nhiều hy sinh nhất của phụ nữ làng Đông. Những người thân yêu nhất của chị lần lượt ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc và đều đã nằm lại nơi chiến trường lạnh lẽo. “Chị thấy cuộc đời chị cứ mất dần, mất dần những người thân. Lúc đầu là chồng rồi đến thằng Hà, đứa con trai cả của chị. Khi thằng Hà hy sinh, thôi thì dù sao chị cũng còn thằng Hiệp. Bố nó và thằng Hà coi như đã gánh đi mọi rủi ro. Chị đinh ninh thằng Hiệp sẽ trở về với chị. Mọi hy vọng chị trông chờ vào đứa con trai duy nhất, ai ngờ thằng Hiệp cũng lại ra đi mãi không bao giờ trở về”[1;228]. Nỗi đau của chị Nhân – nỗi đau của người phụ nữ giàu đức hy sinh. Vì hòa bình, độc lập của quê hương chị không ngần ngại hy sinh những người thân yêu nhất của mình! Ôi thật thiêng liêng và cao quý làm sao!
Bi kịch của chị Nhân đâu đã dừng lại ở đó. Những hy sinh, mất mát quá lớn đã ám ảnh chị, khiến chị lúc nào cũng sống trong những ảo giác nặng nề. “Đêm chị nằm mơ thấy cả ba bố con nó dẫn nhau về oán trách. Chị nhìn vào mắt chồng mắt hai đứa con cứ cháy rực lên – Chồng chị nói: “Mình là kẻ giết người, là mụ đàn bà độc ác! Tôi đã đi rồi sao mình không để các con được sống?” – Thằng Hà nói: “Bố và con đã đi rồi sao mẹ không để cho em con được sống?” – Thằng Hiệp nói: “Sao mẹ lại vui mừng khi con đi vào chỗ chết?”[1;228-229]. Lương tâm chị giằn xé, sự hy sinh của chồng con như từng lưỡi dao cứa vào lòng chị. Những vết hằn đó sẽ không bao giờ nhòa phai trong tâm trí chị.
Bi kịch của chị không chỉ gắn liền với chồng con mà đó con là mối quan hệ không được minh bạch với Nguyễn Vạn. Hai tâm hồn cô đơn, đồng cảm đồng điệu nhưng không thể tương ứng, tương cầu được. Họ đã bị lằn ranh vô hình nơi lời nguyền của cụ tổ họ Nguyễn ngăn cách. “Nước sông Đình ngàn năm không can – cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ – bến Tình còn đẹp còn mơ – mối thù họ vũ bao giờ mới nguôi”[1;15]. Có những lúc tưởng chừng như đã thuộc về nhau, nhưng những định kiến, cùng với sự khắt khe của dư luận như bức tường vô hình chặn đứng hành động của họ. “Đứng nhìn chú Vạn ngon giấc, chị Nhân thấy người rạo rực và ngượng ngập với ý nghĩ tội lỗi của mình. Chị cứ đứng lặng trong đêm và nghe tiếng tim mình đập mạnh. Chị ngồi xuống giường run rẩy nắm chặt lấy bàn tay chú Vạn. Chị thấy chị không còn là chị - chị là người đàn bà xấu xa vô cùng. Toàn thân chị run rẩy ôm xiết lấy chú Vạn,…”[1;151]. Những xúc cảm bị kìm nén, nỗi đau giằn xé lương tâm cộng hưởng với sự hy sinh của chồng con đã tạo nên một tấn bi kịch không gì sánh nổi của chị Nhân.
Song hành cùng nỗi đau của chị Nhân, một bi kịch khác không kém phần bi đát đó là Hạnh. Không giống như mẹ, Hạnh và Nghĩa đã dũng cảm vượt qua lời nguyền của cụ tổ để cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình. “Chúng mình bây giờ là người đầu tiên dám đương đầu với dư luận”[1;74]. – “Đám cưới được tổ chức tại nhà kho của hợp tác xã”[1;78]. Và Nghĩa cũng không hy sinh như bố, anh Hà anh Hiệp. Nhưng bi kịch của Hạnh lại diễn ra theo hướng khác. Đó là nỗi đau của người phụ nữ có chồng cũng như không! Nỗi đau của sự cô độc, chiếc bóng, hình ảnh Hạnh như Hòn vọng phu thời hiện đại. Suốt nhiều năm trường Nghĩa lên đường tòng quân, Hạnh mỏi mòn đợi chờ trong khắc khoải lo lắng. Đã thế nhưng Hạnh nào có được yên thân với sự hằn thù nơi những người trong họ tộc nhà Nghĩa. Hạnh phải sống trong những áp lực, những lời đay nghiến, xỏ xiên. “Chừng nào con Hạnh còn ở trên đất từ đường thì tai họa còn xảy ra”[1;133] – lời tuyên bố xanh rờn của chú Xeng. Nỗi ám ảnh, sợ hãi còn hiện ra trong giấc ngủ của Hạnh. “Cút đi, mày là loài yêu tinh quyến rũ thằng Nghĩa.Mày làm cho gia đình bà Khiên tuyệt tự, làm cho cả họ Nguyễn suy sụp. Mày đã phá từ đường”[1;240]. Và điều gì đến ắt sẽ đến, không chịu nỗi sự tra tấn tinh thần từ gia đình, dòng họ Nghĩa, Hạnh đã quyết định ly hôn mà không cần đến ý kiến của Nghĩa. Kể từ đó Hạnh hoàn toàn sụp đổ về tinh thần, nàng sống trong những ảo tưởng hoang dại. “Chả lẽ trong người nó lại có ma. Rõ ràng Vạn nghe tiếng cười của nó cũng là lạ, man dại… trông dáng điệu nó háo hức, phởn phơ nhảy nhót trước mặt Vạn… Đi tắm…hơ hớ đi tắm… tắm tắm…”[1;290]. Để rồi từ cơn điên dại đó bản năng con người của Hạnh trỗi dậy – Hạnh đã có với Vạn một đứa con. Đứa con của Hạnh và nguyễn Vạn vừa là bi kịch vừa mang giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc…
Sẽ là rất thiếu nếu như chúng ta chỉ nhắc đến bi kịch của mẹ con Hạnh – bởi trong Bến không chồng còn nhiều cảnh ngộ không kém phần bất hạnh. Còn đó những nỗi niềm, tâm trạng ảo não của những Thủy, Dâu, Thắm, Cúc, cô Thao, mụ Hơn,…hay chính xác hơn đó là những người phụ nữ làng Đông.
Thủy – người vợ tục huyền của Nghĩa, tuy không bi đát, thống thiết bằng Hạnh, chị Nhân nhưng cũng là nạn nhân của những tội ác do chiến tranh gây ra. Thủy đã hết mình cứu vớt tránh cho Nghĩa rơi vào thảm kịch, nhưng mọi cố gắng của cô nhanh chóng tan biến vì vết thương vô hình bên trong con người Nghĩa. Dâu một cô gái với cá tính mạnh mẽ, trẻ trung năng động những tưởng cuộc đời cô sẽ được hưởng phúc. Nào ngờ, phúc đâu chả thấy chỉ thấy một tương lai đày xám xịt, viễn cảnh góa bụa hiển ra trước mắt khi Hiệp người yêu cô đã tử trận. Bên cạnh đó còn là Thắm, cô gái trẻ đẹp của làng Đông nhưng phải kết hôn với Huy một thợ chụp ảnh chột chân. Để rồi phải vỡ mộng uyên ương vì thói hư tật xấu của chồng…
Chiến tranh đồng nghĩa với những đau thương mất mát, những cuộc chia li kẻ ở người đi. Trong Bến không chồng của Dương Hướng, những hy sinh mất mát là vô cùng to lớn. Từ bi kịch của những người trực tiếp chiến đấu nơi hòn tên mũi đạn cho đến nỗi khắc khoải chờ mong của những người mẹ, người vợ nơi quê nhà. Có thể nói Dương Hướng đã thể hiện rất thành công những nhân vật nữ trong Bến không chồng. Với bút pháp sắc xảo cùng với một tâm hồn nhạy cảm, Dương Hương đồng cảm đến sâu sắc nỗi đau của họ. Đức hy sinh, lòng vị tha đã làm nên những phẩm chất quý giá của người phụ nữ Việt Nam nói chung, trong Bến không chồng của Dương Hướng nói riêng. Chung quy lại, có thể thấy rằng bi kịch của những người phụ nữ trong Bến không chồng là sau chiến tranh không một người phụ nữ nào có chồng! Xưa nay, khi nhắc đến chiến tranh người ta thường đề cập đến người đàn ông, chớ ít ai xem trọng vai trò của người phụ nữ. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện trong nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc công lao của người phụ nữ không hề nhỏ. Có thể nối như thế này: Quê hương đất nước được hòa bình, chúng ta được sống trong hòa bình thịnh vượng thì một nửa công lao thuộc về người phụ nữ!
Dương Hướng trong Bến không chồng đã chỉ cho chúng ta thấy rằng sự hy sinh mất mát của người phụ nữ trong chiến tranh là lớn đến mức nào. Họ xứng đáng lắm với một sự tri ân, tưởng nhớ của thế hệ chúng ta hôm nay. Dương Hướng đã kịp thời gióng lên hồi chuông thức tỉnh thế hệ trẻ hôm nay hãi suy nghĩ với những gì họ đang có và phải có trách nhiệm như thế nào với các mẹ, các chị những người đã hy sinh rất lớn trong hai cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ? Điều đó đã cho thấy tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc của Dương Hướng vây.
3. Vấn đề tâm linh và tính dục
3.1 Vấn đề tâm linh
Trong tiểu thuyết Bến không chồng nhà văn Dương Hướng đã đặt làng Đông vào một bầu không khí đầy những huyền thoại kì ảo và chính không khí huyền thoại này đã chi phối đời sống tinh thần của những người dân nơi đây. Đó là huyền thoại “Mắt tiên” giải thích về cái hồ nước trong vắt giữa đồng là do một cô gái có tên là Ngần, người làng Đông, do bị bố mẹ ép gả lấy một người mà cô không yêu, cô đã tự tử ở hồ nước này. Từ đó hồ nước là nơi mà đàn bà con gái làng Đông khi có gì oan khuất thường tới đó tắm để giải oan. Chính có hồ mắt tiên mà gái làng Đông da cô nào cũng trắng mịn, mang nhiều nét khêu gợi của tiên nữ. Làng Đông còn có huyền thoại “Gò ông Đổng” nói về một chàng trai làng Đông năm xưa đi đánh gặc mười năm trở về mắt sắc mày ngài, kiếm cung thao lược. Người chiến binh về đến cánh đồng làng thì nghe tin vợ bạc tình liền nhảy phốc lên cái gò cạnh đó hét lên một tiếng vang trời, máu từ miệng hộc ra chết tươi… Người làng Đông vẫn tự hào, trai làng Đông có trí khí khác thường là nhờ mang dòng máu của người chiến binh ấy. Những huyền thoại bi kịch ấy đã tạo nên vóc dáng, cốt cách con người làng Đông. Vẻ đẹp da thịt trắng mịn, nõn nà mang nhiều nét khêu gợi của tiên nữ của gái làng Đông kết tinh trong vẻ đẹp của Hạnh, Thắm, Dâu, Thao, chị Nhân. Vẻ đẹp của chí khí quật cường chống giặc ngoại xâm của trai tráng làng Đông kết tinh trong Nguyễn Vạn, Nghĩa, Thành, Hà, Hiệp…
Những huyền thoại gắn với các địa danh chở nặng đời sống tâm linh: “chỉ có mắt tiên mới trong như thế. Chỉ có mắt tiên mới nhìn thấu mọi sự và nước mắt là nỗi lòng của người phụ nữ”[1;11] Ngòi bút Dương Hướng giúp ta cảm nhận được thấm thía một cái gì như là linh hồn đất nước trong những phong cảnh thân thuộc, những mái đình cây đa, dòng sông bến nước, câu hò điệu hát, những gương mặt con người…
Khi đọc Bến không chồng của Dương Hướng, ta thấy được những phong tục mang nét đẹp văn hóa do đời sống tâm linh mang đến nhưng cũng chính vấn đề tâm linh lại quá đè nặng lên số phận của những con người làng Đông. Hóa ra làng quê nhỏ bé không hề bình yên. Ở đó cuộc sống luôn bị khuấy đảo, sôi lên vì những quan hệ, những mâu thuẫn, những định kiến làm điêu đứng bao người. Mối thù giữa hai dòng họ Vũ và Nguyễn đã làm cho con đường đi đến hạnh phúc của nhiều mối tình trở nên trắc trở.Vì lời nguyền khắt khe “Nước sông đình ngàn năm không cạn. Cầu đá bạc vạn kiếp trơ trơ. Bến tình còn đẹp như mơ. Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”[1;15] Nguyễn Vạn- một chiến binh về làng với niềm tự hào về quá khứ anh hùng và phẩm chất cách mạng của mình, lại chính là nạn nhân của những nhận thức cứng nhắc, của lời nguyền giữa hai họ tộc, tự giam hãm mình trong cuộc sống khổ hạnh mà anh cho như thế mới xứng với phận vị của mình. Bản thân là một người cách mạng thì lẽ ra anh phải có tư duy đổi mới nhưng ở đây Vạn đã không dám vượt qua những e ngại, những định kiến và dư luận đã tự chôn sâu mối tình với chị Nhân- vợ của người đồng đội đã hy sinh. Cuộc đời của Nguyễn Vạn trở thành bi kịch bởi anh không dám bước qua sự thù hằn của hai dòng họ để đến với hạnh phúc mà đáng ra anh được hưởng.
            Hạnh lấy chồng không được về nhà chồng ở bởi cả họ Nguyễn coi việc đó chẳng khác nào “rước voi về giày mả tổ”. Hạnh và Nghĩa quyết tâm bước qua lời nguyền để đến với nhau, chấp nhận làm hai kẻ bất hiếu. Cho nên, đám cưới của họ chỉ có thanh niên nam nữ trong làng, các cụ không ai có mặt. Khổ nhất cho đôi bạn trẻ là cưới nhau rồi, nhà cửa có nhưng không được về ở. “Đám cưới tan. Làng Đông chợt lặng đi. Cô dâu chú rể lại dắt nhau ra bờ sông”[1;79].Vậy là đêm tân hôn diễn ra nơi bờ sông. Hạnh và nghĩa đến với nhau những tưởng là họ đã hoàn toàn vượt qua được lời nguyền của hai họ tộc nhưng không, khi hai người đến với nhau thì bao nhiêu vấn đề xảy ra, mọi người đều đổ tội cho Hạnh và Nghĩa. Hạnh, sau bao khó khăn mới được bước chân về ở nhà chồng, cũng vẫn bị lời nguyền đeo đẳng: “Vợ chồng thằng Nghĩa đã phản lại lời nguyền của cụ Tổ…Nó rước kẻ thù về làm vợ. Nó làm điều ác, gia đình nó sẽ tuyệt tự. Con Hạnh sẽ chẳng bao giờ có con”[1;238]. Những ngày Hạnh sống bên nhà chồng là những ngày cô chịu sự dò xét, soi mói của cả dòng họ.Và cũng bởi lời nguyền đó mà :“Bao nhiêu năm nay thanh niên làng cứ phải mò sang làng khác lấy vợ. Gái làng Đông ta xưa nay nết na mà cứ phải khăn gói đi làm dâu thiên hạ. Cả làng này sao không thấy gương nhà chị Toan, chị Sang đi lấy chồng làng Hạ -  người bị chồng đánh phát điên, người bị mẹ chồng nay đuổi mai xua phải bỏ về làng ở”[1;87]. Hạnh không có lỗi nhưng hàng ngày cô lại phải sống trong mặc cảm tội lỗi với dòng họ tổ tiên nhà chồng vì không sinh cho Nghĩa mụn con nối dõi. Với Hạnh, thiếu thốn, hi sinh mất mát có lẽ vẫn dễ chịu hơn phải chịu đựng lời nguyền độc ác đeo đẳng: “Hạnh cảm nhận rõ sẽ có tai họa dội xuống đầu Hạnh. Từ ngày Hạnh được ở ngôi nhà mới này, dân làng Đông và người trong họ Nguyễn nhìn Hạnh không còn đằm thắm như xưa. Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc”. Cứ nghĩ đến những lời rủa cay độc ấy Hạnh lại thấy rã rời và chìm nghỉm trong ảo ảnh ”[1;241]. Hạnh đã phải cay đắng thốt lên với chồng: “Lời nguyền của cả họ nhà anh vẫn còn đó, nó ngấm sâu vào da thịt ngàn đời không bao giờ rửa sạch”[1;283].
            3.2 Vấn đề tính dục
Tình yêu là một đề tài lớn luôn được nhà văn, nhà thơ khai thác. Đằng sau lớp vỏ ngôn từ, tình yêu thường không chỉ hiện ra trong vẻ đẹp thanh khiết, linh diệu của trái tim, của tâm hồn mà bao giờ cũng được gắn liền với tình dục, với những yếu tố thuộc về bản năng và ham muốn đời thường. Điều này cũng tương đối dễ hiểu, vì theo triết lý nhà Phật, dục tính chính là nhân tính. Con người bao giờ cũng muốn phóng khoáng, tự thỏa mãn nhưng ít khi dám nhìn thẳng vào bản thân và đối diện với chính mình. Họ ngượng ngập tìm cách che giấu dục vọng, kìm nén nó để vững tin bước qua ranh giới của luân lý xã hội. Nhưng chính lúc gạt bỏ luân lý để sống cho bản năng, cho dục vọng của mình, con người mới thực sự là con người theo đúng nghĩa.
Trong tác phẩm này, sự kết tụ và ngưng đọng đến mức dày đặc, không thể giải tỏa của nỗi buồn, nỗi cô đơn khi một người đàn bà trẻ đẹp, đang ở tuổi xuân xanh căng tràn nhựa sống phải sống xa chồng, lầm lũi trong cảnh bặt vô âm tín do sự chia cắt của chiến tranh, đã giày vò Hạnh, xé nát trái tim cô. Cảnh nổi loạn của Hạnh ở "Bến không chồng” là sự thấm thía, xót xa cho cuộc đời thụ động chỉ biết chờ đợi và hy vọng vào cuộc chiến tranh tàn bạo và vô lý ấy. Hạnh ngâm mình dưới “Bến không chồng”, để mặc cho thân xác cô cuồng loạn trong nỗi khát thèm nhục dục: “Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực, ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước”[…..]. Đó là giây phút của bản năng, còn sau đó Hạnh vẫn là một người phụ nữ thủy chung thủ tiết chờ chồng.
Hay với Nguyễn Vạn, con người muốn làm mực thước, làm thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng và đã hy sinh một đời cho ảo tưởng đó trong cuộc sống khắc kỷ đến ngốc ngếch, cũng không thể thoát khỏi sức cuốn mạnh mẽ của bản năng: Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người không hiểu mình đang mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung nấu trái tim làm tâm trí Nguyễn Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn. Sự ham muốn của Nguyễn Vạn lần này còn mãnh liệt hơn lần Vạn chạm vào ngực mụ Hơn. Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà. Lần đầu tiên trong Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình. Mưa gió vẫn ràn rạt ngoài cửa…”[1;291]. Phần người, phần bản năng đã chiến thắng phần thánh nhân của Vạn - con người ta không thể mãi mãi ép xác theo lý tưởng và ảo tưởng của mình. Phút giây bản năng trỗi dậy là khi Nguyễn Vạn sống bằng dục vọng, sống cho dục vọng nhưng không phải là lúc Nguyễn Vạn bị trụy lạc mà đó chính là thời khắc anh được làm người - một con người đúng nghĩa. Tình yêu muôn đời không có tội, chỉ có những thế lực cản trở tình yêu mới là tội lỗi. Bản năng của con người cũng đáng được thông cảm khi họ bị đặt vào một hoàn cảnh quá nghiệt ngã và tàn khốc, khi con người không thể dự đoán và tự định đoạt cho số phận của mình        
            Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986 trở đi, ta thấy hầu như tác phẩm nào cũng có đề cập đến chuyện bản năng, tình yêu - tình dục của con người và thể hiện nó một cách tự nhiên, chân thực. Điều đó càng phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lý hóa đời sống bản năng của con người, đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; lên án, phê phán chiến tranh là một thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp mất của con người quyền được sống với chính những nhu cầu bình thường và thiết yếu của họ.
So với giai đoạn trước đây, đó là một biểu hiện mới, một cách tân mới của tiểu thuyết về mặt quan điểm khi viết về cuộc chiến tranh đã qua. Dục vọng và bản năng của con người được miêu tả đầy rẫy trong chiến tranh nhưng không phải để phê phán con người mà là để tố cáo chiến tranh với sức tàn phá, hủy diệt ghê gớm của nó, không cho con người có quyền được sống như chính họ mong muốn và khao khát. Vì thế đó là một biểu hiện của tư tưởng nhân văn cao đẹp, một tiếng nói cho khát vọng con người.
4. Cái ác cái xấu và cái thực dụng
Làng quê với những người nông dân hồn hậu, chất phác, giàu tình cảm, nhưng cũng chính những con người đó, bởi sống trong nhiều hủ tục thâm căn cố đế từ ngàn kiếp trước để lại, đã vô tình gây đau khổ cho nhau. Sự ấu trĩ trong nhận thức, tâm lí bầy đàn, sự trì trệ bảo thủ và tập tục làng xã đã khiến những người nông dân vốn thuần hậu, nghĩa tình có lúc trở nên độc ác, nhẫn tâm trước nỗi đau khổ của đồng loại.
Tiểu thuyết của Dương Hướng không thiên về phong tục, nhưng rõ ràng ông nhìn ra số phận của rất nhiều người nông dân đã bị chi phối, đè nặng bởi những hủ tục và tập tục. Hóa ra làng quê nhỏ bé không hề bình yên. Ở đó cuộc sống luôn bị khuấy đảo, sôi lên vì những quan hệ, những mâu thuẫn, những định kiến làm điêu đứng bao người. Đọc “Bến không chồng” mới thấy hết mối thù giữa hai dòng họ Vũ và Nguyễn đã làm cho con đường đi đến hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa gian nan biết chừng nào. Vì lời nguyền thâm độc “Nước sông đình ngàn năm không cạn. Cầu đá bạc vạn kiếp trơ trơ. Bến tình còn đẹp như mơ. Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi”[1;15]. Bên cạnh những hủ tục đầy những thiển cận và hẹp hòi là nguyên nhân đau khổ của lòng người, Bến không chồng còn mạnh dạn bóc trần những tiêu cực phản nhân văn ngay trong xã hội nông thôn buổi đầu công cuộc cải cách ruộng đất. Dương Hướng cũng đặt người nông dân trước những biến thiên của lịch sử để cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn vai trò nhào nặn con người của hoàn cảnh sống. Đó là công cuộc cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông thôn. Nhà văn không ngần ngại đưa lên trang viết những thói tật, những cái nhem nhuốc trong đời sống sinh hoạt của những người dân thôn quê. Dương Hướng không bêu xấu họ mà miêu tả, phân tích kĩ lưỡng thực trạng để tìm nguyên nhân chạy chữa những bi kịch không đáng có. Qua các trang văn của ông, người đọc cảm nhận được những nỗi đau đớn xót xa cho các số phận nhỏ bé khi phải chống chọi với cái ác, cái dung tục đang tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Cải cách ruộng đất được coi là một thắng lợi vĩ đại của công cuộc Cách mạng dân tộc - dân chủ. Ở nông thôn nếu nhìn từ góc độ văn hóa, nhân bản thì đó là những sai lầm ấu trĩ do một số kẻ thừa hành giáo điều, duy ý chí đã gây nên chấn thương của xã hội Việt Nam. Hàng ngàn năm, người nông dân là tầng lớp bị trị, bị bóc lột, bị ức hiếp. Cách mạng đã đổi đời cho họ, cho họ quyền công dân, và một “đặc ân’ của chính quyền mới thông qua công cuộc cải cách ruộng đất cho phép người nông dân được đấu tố địa chủ để đòi lại ruộng đất và quyền bình đẳng. Cải cách ruộng đất đã giúp đa số nông dân thoát khỏi áp bức của giai cấp địa chủ bóc lột. Nhưng với những cá nhân cụ thể cuộc cải cách ruộng đất đã gây nên bi kịch đau xót, làm tan nát nhiều giá trị văn hóa làng xã. Người đọc không quên cảnh đấu tố dở khóc dở cười nhà địa chủ Hào: “Già trẻ, trai gái, đàn ông, đàn bà lốc nhốc đến. Kẻ gánh người khiêng, kẻ dội người bê các thứ được chia cứ nhốn nháo cả lên. Cuối cùng người ta bảo xúi quẩy nhất là chú Dĩ. Nhà chú Dĩ ba đời đi hốt cứt trâu được chia chiếc trục đá kéo lúa.(…). Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lao im xuống ao, bị cái trục đá tương đúng vào đầu phọt óc chết tươi.”[1;37]. Đây là lời của chủ tịch Đột: “Đây là dịp ta thử thách lòng trung thành của thằng Thước với Đảng, nó là thằng con nuôi cưng nhất của thằng Hào từ nhỏ anh hiểu không. Còn nhiệm vụ của anh phải bắn vào đầu hai thằng họ Nguyễn nhà anh.”[1;53]
Cải cách ruộng đất đã lùi xa vào quá khứ, nhưng đọc lại những dòng đối thoại trên, không ai không giật mình. Giật mình bởi sự tàn khốc của lịch sử. Giật mình bởi nhà văn đã nói về lịch sử với một cái nhìn trực diện, không né tránh, sự thật được phơi bày bi đát quá. Giật mình bởi sự cao tay của nhà văn khi chọn một chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng đắt để tái hiện lại chính xác những lầm lẫn, ấu trĩ của một thời. Cảnh đấu tố địa chủ hoặc đem địa chủ ra xử tội là một cơn bão mà tác động của nó đến nhân tính, đến văn hóa tinh thần hết sức to lớn. Cái được nhiều, nhưng cái mất không phải ít, nhất là nó làm khủng hoảng văn hóa làng quê. Phong trào đấu tranh giai cấp này thay đổi ngôi vị của nhiều người, đảo lộn nhiều giá trị. Bản chất người nông dân là hiền lành, sống nghĩa tình. Nhưng khi họ quá khích, họ dễ mù quáng tàn bạo. Thực tiễn xã hội phức tạp và đầy dữ dội ấy được Dương Hướng quan sát dưới góc độ những thân phận người, những mảnh đời cụ thể. Có những mảnh đời tả tơi, đói khát đã được Cải cách ruộng đất đổi đời. Có những mảnh đời lại hiện ra như  nạn nhân của căn bệnh ấu trĩ, cực đoan, duy ý chí. Người đọc hôm nay không khỏi bàng hoàng khi đọc cảnh đấu tố trong “Bến không chồng”: “Tùng - tùng - tùng -  tiếng trống dậy lên khắp các nẻo đường làng. Từ cụ già lọm khọm chống gậy đến các chị con thơ tay bồng tay bế dắt díu nhau cơm đùm cơm nắm đổ dồn về sân đình Đông. Thanh thiếu niên giương cờ, biểu ngữ khẩu hiệu đi trong dòng người luôn miệng hô vang:
- Đả đảo địa chủ Hào gian ác đầu sỏ
- Đả đảo - đả đảo - đả đảo!”[1;49]
Ngay chính người hăng hái nhất trong cuộc đấu tranh này cũng có lúc không tránh khỏi cảm giác bất nhẫn: “Vạn lau súng. Trong đời Vạn đã không biết bao lần lau súng. Nước thép khẩu súng Vạn giữ vẫn đen bóng. Vạn có cảm giác là lạ. Cái khó là mũi súng của Vạn lần này lại nhằm vào đầu hai thằng con trai ông Xung. Mới hôm nào Vạn còn ngồi cùng mâm ở từ đường họ, cùng véo chung một đĩa xôi gấc đỏ au”[1;53]. Thậm chí lúc hành quyết, người ta đã sững sờ về tiếng hô của tên tội phạm nào đấy :
“-  Đảng lao động Việt Nam muôn năm!
-  Hồ Chủ tịch muôn năm!” [1;58]
Người đọc rùng mình kinh hãi khi thấy nhân tính đã hóa thành thú tính. Tại sao có con người lại mông muội đến thế? Họ hăm hở đấu tố, thậm chí sẵn sàng giết cả người thân của mình để thể hiện lòng trung thành, sự trong sạch. Cái ác mang gương mặt quái dị. Khi cái ác trong tay kẻ có quyền thì sức phá hoại ghê gớm không lường hết được.
Có thể gọi đó là bi kịch của lịch sử. Nhưng thực ra xem xét kĩ đó là do ý thức cá nhân chậm phát triển, tính cố kết bầy đàn thống trị đưa đến bệnh a dua theo đám đông, một đám đông bạc nhược, dễ bị kích động. Dân gian xưa vẫn thường nói “Khôn độc không bằng ngốc đàn” hoặc “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Cải cách ruộng đất đã không tránh khỏi hệ lụy của tình trạng văn hóa này, nhiều oan sai xảy ra do tâm lí bầy đàn. Dương Hướng nhìn lại lịch sử với những gai góc, khuất lấp mà nếu không có tài, không có tâm, thiếu bản lĩnh sẽ không dễ gì chỉ ra được. Dương Hướng dám thành thực, dám phơi bày không phải để bôi xấu, mà để giúp tránh lặp lại sai lầm, để phục sinh những giá trị nhân văn đã bị hủy hoại một cách đáng tiếc. Người đọc hôm nay sẽ có được cái nhìn đầy đủ hơn về hiện thực nông thôn Việt Nam những năm sau cách mạng từ số phận của người nông dân ở một làng quê bé nhỏ.



5. Tổng kết
Tiểu thuyết hậu chiến tranh là một bước tiến vượt bậc của văn học Việt Nam thời đổi mới. Nhà văn đã mạnh dạn nhìn vào những mảng miếng, khuất lấp mà văn học cách mạng né tránh. Sự thay đổi trong tư duy sáng tạo, cùng với cái nhìn mới mẽ, táo bạo của lớp nhà văn trưởng thành trong chiến tranh đã mang đến cho văn học một hơi thở mới. Sự thoải mái trong tư tưởng nhà văn cũng là điều kiện thuận lợi để những tác phẩm đua nhau tỏa sáng trên văn đàn. Phải nói rằng không giai đoạn nào văn học Việt Nam lại sôi nổi, hăng hái như giai đoạn này! Các nhà văn đua nhau thể hiện, đua nhau sáng tạo với những thể loại, đề tài vô cùng phong phú. Sự bội thu của văn học nước nhà thời đổi mới báo hiệu sự thức tỉnh mạnh mẽ của một nền văn học ngàn năm văn hiến. Một nền văn học mà ở đó chủ nghĩa nhân đạo nhân bản luôn là tôn chỉ hàng đầu. Một nền văn học luôn hướng đến vẻ đẹp toàn diện, toàn bích của con người.
Giai đoạn này – giai đoạn đổi mới, những tác phẩm viết về đề tài nông thôn mới, cuộc sống hậu chiến tranh, bi kịch người lính xuất hiện với tần số rất cao. Các nhà văn đã mạnh dạn thể hiện, mạnh dạn phát ngôn, bóc trần những mảng hiện thực mà xưa kia được xem là những kiêng kị. Họ đã dũng cảm hơn trong việc thể hiện những bi kịch mang tính cá nhân, những tình cảm riêng tư thầm kín. Và Bến không chồng của Dương Hướng là tác phẩm thể hiện rõ nét điều đó. Dương Hướng khắc họa thành công những bi kịch của những người lính, người mẹ, người vợ làng Đông. Bi kịch đó như một thước phim quay chậm hiện thực khắc nghiệt của xã hội Việt Nam những năm đầu hậu chiến tranh. Dương hướng muốn thông qua thước phim của mình để đánh thức nhân tâm của thế hệ trẻ con người Việt là hãy nhớ cuộc sống yên bình hạnh phúc của chúng ta ngày nay có công rất lớn của tiền nhân. Để thể hiện đúng với tư tưởng đạo đức của dân tộc cần lắm sự tri ân sâu sắc với họ - những người đã giành lại mùa xuân vĩnh hằng  cho đất nước. Đó còn là biểu hiện của tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong tâm hồn con người Việt Nam.