DANH SÁCH BÀI VIẾT

Wednesday, April 6, 2011

KIỂU TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT TÀI GIỎI, DŨNG SĨ


KIỂU TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT TÀI GIỎI, DŨNG SĨ
(PHÂN TÍCH NÓI CHUNG GỒM NHIỀU TRUYỆN)
I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH
1.1. Định hướng phân tích
- Chọn bản kể và xác định thể loại.
- Điểm gây hứng thú và hướng gợi mở chung.
1.2.  Phân tích nhân vật và cốt truyện:
- Nhân vật trong cổ tích chưa được miêu tả ngoại hình và tâm lí. Nhân vật trong truyện cổ tích được thể hiện chủ yếu qua hành động.
- Nhân vật trong truyện cổ tích là biểu hiện của tư duy phân loại. Thông thường nhân vật trong truyện được chia thành 2 hướng rạch ròi: thiện - ác, lớp người dưới - lớp người trên, không có nhân vật phức tạp vừa tốt, vừa xấu.
- Nhân vật cổ tích là một yếu tố của cốt truyện gắn với cách cấu tạo của cốt truyện.
- Cần phân tích hành động của nhân vật theo cấu trúc tự nhiên của cốt truyện à chia chuỗi hành động của nhân vật ra làm nhiều chặng dọc theo cốt truyện à ý nghĩa chủ đề. 
II. KIỂU TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT TÀI GIỎI, DŨNG SĨ
      (Thạch Sanh, chàng bắn cung, chàng lặn giỏi, chàng thầy thuốc trong “Ba chàng thiện nghệ”, tập thể trai làng trong truyện “Nàng tóc thơm”, Đơmtơrít, chàng trai trong “Bốn anh tài”,…)
á  Nhân vật
- Nhân vật trung tâm có thể là một cá nhân hay một tập thể, một dũng sĩ hay một người tài giỏi (người có những tài năng đặc biệt – chàng bắn cung, chàng lặn giỏi, chàng thầy thuốc trong “Ba chàng thiện nghệ”…).
- Song tất cả đều là những chàng trai trẻ, khỏe, tài giỏi, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi trở lực. Tuy nhiên có những trường hợp nhân vật không vượt qua được những thử thách, trở ngại song họ cũng đã chiến đấu hết mình. Đó là tập thể trai làng trong truyện Cô gái tóc thơm. Vượt qua hết những núi cao vực sâu nhưng họ đành bất lực nhìn đại bàng cắp cô gái bay đi. Nhưng dẫu sao các trai làng cũng đã chiến đấu hết mình và vuợt qua nhiều gian khó, trở lực.
=> Nhân vật truyện thể hiện rõ ràng nhưng cũng khá giản đơn quan niệm của người xưa về người dũng sĩ, tài giỏi.
=> Trước tiên, họ phải là những con người trẻ, khỏe, có tài, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách.
                        á Kết cấu
- Cốt truyện có thể khá đơn giản (Cô gái tóc thơm, Đơmtơrít) nhưng cũng có những cốt truyện khá phức tạp (Thạch Sanh). Nhìn chung, cốt truyện xoay quanh ba nhân vật chính: dũng sĩ, yêu quái, cô gái.
+ Mở đầu truyện rất linh hoạt: hoặc giới thiệu về cô gái, yêu quái, hoặc giới thiệu sự xuất hiện của người dũng sĩ nhưng thường gắn liền với những yếu tố thần kì.
* Giới thiệu về nguời dũng sĩ: Bốn anh tài, Thạch Sanh.
* Giới thiệu về cô gái: Ba chàng thiện nghệ, Nàng tóc thơm.
+ Diễn biến truyện: những biến cố bắt đầu và không ngừng xảy ra (một hoặc nhiều biến cố) nhằm thử thách để người dũng sĩ bộc lộ tài năng, ý chí và phẩm chất.
+ Kết thúc: thường có hậu. Cụ thể là người dũng sĩ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách, có được sự ngưỡng mộ tuyệt đối của tất cả mọi người, chinh phục được người đẹp và sống hạnh phúc.
VD: Thạch Sanh, Bốn anh tài, Đơmtơrít
- Tuy nhiên cũng có những kết thúc người dũng sĩ không vượt qua được trở ngại, nhưng đó là những trở ngại quá lớn, những tình huống bất khả kháng
VD: Cô gái tóc thơm.
- Đặc biệt,  kết cấu truyện có sự kết hợp của nhiều yếu tố thần thoại (Cô gái tóc thơm), nhiều nghi lễ cổ như: tục bắt cóc phụ nữ, lễ hiến tế… Ra đời tương đối muộn trong hệ thống truyện cổ tích thần kì nên kiểu truyện về người dũng sĩ tài giỏi bồi đắp nhiều yếu tố của xã hội phong kiến (Nghề buôn và nghi thức kết nghĩa anh em trong Thạch Sanh, tục kén rể  trong Ba chàng thiện nghệ). Nhưng nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ của truyện cổ tích thần kì vì sự xuất hiện đậm đặc của các yếu tố hoang đường và kiểu kết thúc có hậu.
 => Kết cấu truyện phản ánh ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên cũng      như những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, khát vọng về một xã hội công bằng của người xưa. 
- Xung đột được xây dựng trong kiểu truyện người dũng sĩ tài ba vẫn là xung đột giữa người dũng sĩ với các lực lượng xã hội hoặc thiên nhiên. Tuy nhiên, phần lớn thường mang tính gay cấn hơn là gay gắt. Chủ yếu những xung đột này mang tính tất yếu nhằm để dũng sĩ bộc lộ tài năng hơn là phẩm chất.
III. KẾT LUẬN
á NHÂN VẬT
- Nhân vật ở cả ba kiểu truyện tuy có những chi tiết được xây dựng đậm nhạt khác nhau nhưng ở họ đều là những con người tiêu biểu cho số phận, phẩm chất tốt đẹp, tài năng của những người bình dân. Gắn liền với những yếu tố thần kì song cuộc sống của họ không vượt ra ngoài cuộc sống bình dị, đời thường.
á KẾT CẤU
                        - Kết cấu ở từng kiểu truyện, từng truyện hoặc đơn giản, hoặc phức tạp khác nhau nhưng nhìn chung đều diễn ra theo trình tự trước sau của sự xuất hiện các sự kiện và kết thúc có hậu. Đặc biệt các yếu tố thần kì xuất hiện đậm đặc và giữ một vai trò quan trọng trong kết cấu truyện.
á XUNG ĐỘT
- Xung đột cơ bản ở cả ba kiểu truyện đều là xung đột giữa nhân vật chính với các thế lực tự nhiên, hay các thế lực xã hội. Tính chất gay gắt của xung đột truyện là khác nhau nhưng nhìn chung tất cả đều nhằm để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.