DANH SÁCH BÀI VIẾT

Monday, June 27, 2011

SANG TÂY ( DU- KÝ CỦA MỘT CÔ THIẾU- NỮ) CỦA CÔ PHẠM- VĂN- ANH


Số 1          2 MAI 1929                          PHỤ- NỮ- TÂN- VĂN
SANG TÂY ( DU- KÝ CỦA MỘT CÔ THIẾU- NỮ) CỦA CÔ PHẠM- VĂN- ANH
Thể văn du ký là một thể văn mà ai cũng ham đọc, và nó dễ khích- phát long người hơn là tiểu- thuyết. Tiểu- thuyết còn có thễ tưởng tượng ra, chớ du- ký là tả những sự thiệt, có khi đọc du- ký mà tức là học lịch- sử, học địa- dư, học mỷ- thuật, học phong- tục, mình ngồi tựa trước án bên đèn, mà hình như thấy rỏ non song nhơn vật ở phương xa đất lạ, thì còn có lợi ít gì hơn và thú vị gì hơn nửa.
Bổn- báo chú ý về môn nầy lắm, thời mai khi Phụ- Nữ- Tân- Văn sữa soạn ra đời, thì vừa tiếp được cô Phạm Vân- Anh ở Vỉnh- long gởi tặng cho một tập du- ký, mà bổn- báo đăng đây, thuật chuyện cô đi du lịch ở bên Pháp, tai nghe mắt thấy những gì, cảm- tưởng quan- sát thế nào; chẵng những lời văn đã hay, mà sự xem xét lại rộng, thiệt là một tập văn chương có giá trị, chắc hẳn giúp ít cho kiến- văn của chị em, bạn gái ta được nhiều lắm. Bổn- báo viết mấy lời nầy lên đầu đề, cảm ơn cô và cống- hiến tập du- ký nầy cùng quý độc- giả. P.N.T.V.
Năm bẩy năm về trước, tuy em còn nhỏ tuổi, mà mổi khi nghe ai hát câu phương ngôn nầy của ta: “ Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”, hay hoặc tự mình có khi nhớ đến, là trong óc phát ra một đều cảm giác lạ lắm. Cũng muốn đi cho biết đó biết đây, chớ tối ngày chĩ ra vào nơi cữa cát phòng khuê, ngắm cảnh vật bằng câu văn cuốn sách, buồn lắm. Sự học của người ta, không phải ở trên đầu ghế nhà trường, và trong mấy cuốn sách đã là đũ; phải học ở trường thiên-nhiên cũa tạo vật nữa mới được, điều khôn lẻ phải của con người đều do nơi lịch- duyệt mà ra. Nhưng chỉ bực mình sinh ra phận đào thơ liểu yếu, lại ở trong cái hoàn- cảnh nước mình, phần vì phép tắc trong gia- đình, phần vì sự “trông vào” của xã- hội, khiến cho một người con gái phải giữ gìn từng bước đi bước đứng, tiếng nói tiếng cười thành ra không có có cái hạnh- phước được như bạn đờn ông con trai có quyền tự do, mặc sức nay bắc mai nam, tự ý chưn trời góc biển. Nhiều khi em nghĩ tới nông nổi ấy mà ngán ngẩm cho mình, tưởng đâu như cái chi- thú của mình muốn đi cho biết đó biết đây, có lẻ không bao giờ thành sự thiệt đặng.
Song may là gia- đình em không bó buộc quá về thói xưa tục củ. Thân- phụ em là người rất hiểu thời biết thế, thường dạy biểu con cái trong nhà nên giữ củ mà cũng nên theo mới; giữ là giữ những điều hay, theo là theo những việc phải. Thân phụ em cũng biết ý em muốn “ đi cho biết đó biết đây”, cho nên trong khi em còn đi học, mổi dịp bải trường, mà có an hem cô bác đi đâu xa, đều cho em đi theo. Ông nói: “ Cho nó đi đặng nó sáng mắt. Nhừ vậy mà xa thì núi Tản song Lô, gần thì going Hương núi Ngự, em đã có phen ghé mắt đễ chưn. Đã từng thấy chỗ nào là thành xưa miếu cỗ, mà lịch- sử đễ lại dấu hưng vong. Đã từng thấy chỗ nào là vua Nguyễn Quang- Trung chôn mấy vạn quân Tầu đễ giử quyền tự-chủ cho nước. Đã từng thấy chỗ nào là động Hương-tích, là vịnh Hạ-long, mà phải vái lạy cái kỳ-công của tạo-hóa. Đã từng thấy chổ nào vẫn còn xiêm xiêm, áo áo, phấn phấn, son son, hình như họ không biết đau long với những việc đã qua, lại them đễ trò cười cho thiên hạ. Cũng đã từng thấy những chỗ nào còn thấy bia tàn tháp cỗ của dân Chiêm-thành, bây giờ cỏ mọc rêu phong, đất còn người mất…
Thấy như vậy đó, tuy là mười phần chĩ được một hai nhưng cũng còn hơn là cúi gầm đầu ở trên cuốn lịch-sử và sách địa-dư, thì đất nước xa hay gần, núi non cao hay thấp, cảnh vật tốt hay xấu, cuộc đời vui hay buồn, có bao giờ mình tưởng tượng ra cho được. Em lấy làm khoan khoái trong long và được sang tỏ con mắt nhiều lắm, đến nỗi chẳng biết văn chương là gì, cũng dám đặt để cho thành câu lục bát đễ ngâm chơi: Phấn son chẳng thẹn má hồng, Phú-xuân đã trải, Thăng-long đã từng, đã có ý tự cao, tưởng mình là hạng con gái biết rộng thấy xa lắm rồi đó. Chẳng những đã gặp duyên phận hơn phần nhiều chị em mình, mà tới bạn râu mày, chẳng may mà gặp em, hỏi cho một vài câu về lịch-sữ và địa-dư nước nhà, có lẻ nhiều anh cũng bí. Mấy anh chớ có vội khinh con gái như em !
Nói vậy mà chơi đó thôi, chớ vỏ-trụ bao-la, kiến văn học-thức của người ta biết đâu là bờ bến. Học chút nào hay chút nấy, thấy tới đâu biết tới đó mà thôi. Ở rạch ra song, thấy sông chảy cuồn cuộn, đã tưởng là sông lớn rồi, nhưng tới khi ra biển, thấy biển nước mình mênh mông, mới hay là biển rộng. Mình mới thấy quanh đất nước mình, đừng có vội tự cao. Ông Stendal chẳng nói đó sao: “ Vỏ-trụ là cuốn sách lớn, mình mới thấy đất nước mình, là mới mở trương đầu ra đó mà thôi”.
Tục ngữ ta có câu: " Được voi đòi tiên". Em đả được du-lịch trong nước đất nước nhà, lại còn muốn làm sao cho thấy đất nước của người ta nữa. Cái tư-tưởng ấy, cái hy-vọng ấy, sau khi ở nhà trường ra rồi, càng thấy nó sôi như dầu, nóng như lữa. Ngày đêm tâm tâm niệm niệm, sao  cho có cơ-hội. Mà cơ-hội nào cho bằng cơ-hội nầy: nhà có tiền, tuổi còn trẻ, má hồng còn rãnh, chĩ thắm chưa trao, nếu không đi thì còn đợi đến bao giờ ? Tới lúc cùng ai lo "tát biển Đông", làm cái "máy đẻ con" cho xả-hội, rồi thì tay bồng tay mang, việc nhà việc cữa, thức khuya dậy sớm, tính gạo lo tiền, một thân gánh vác non song, trăm việc buộc rang thân- thế, thì còn rời đi đâu được một bước nữa.
Nhưng mà đi đâu.
Con trai Việt-Nam, làm thân ngang-tàng bảy thước, có chí hồ-thỉ bốn phương, mà muốn bước chưn ra khỏi bức địa-đồ này- ông Tản-đà kêu là “bức địa-đồ rách”- còn chẳng dể dàng gì, huống chi là con gái. Phải ai cho mình được tự do đi thăm non sông cũa ông Tưởng-Giới-Thạch, hay là quê hương của thánh Gandhi.
Chỉ có một cái hy-vọng sang Pháp.
Được lắm, nếu có dịp nào đi sang mà coi cho rỏ cái văn-minh của họ, và coi mấy ông Tây ở bên Pháp có khác gì mấy ông Tây ở bên nầy không, ấy cũng là một việc hay.
Lòng ước nguyện của em, trời củng chứng giám.
Em có một người anh, năm ấy 22 tuổi, đã đậu bằng- cấp tú-tài. Thân phụ em muốn ảnh sang Pháp vào trường Đại-học; luôn dịp thân-phụ em cũng muốn đi du-lịch cho biết nước Tây, chớ tiền dư tuổi già, cũng không cách tiêu-khiển gì khác. Em nghe trong nhà bàn-tính chuyện đó, trong bụng bao xiết mừng thầm, ra vào năn nỉ cho em đi theo với. Hồi đầu, thân-phụ em nhứt định không cho, không phải là tiếc tiền, nhưng chỉ sợ em thân phận ngây thơ, tinh thần yếu đuối, đi chưa chắc được ích gì, về lại học đòi cái vỏ tự-do, rồi tây không ra tây, ta không ra ta, như mấy bà trong xả-hội ta, mà mắt em đả trông thấy, cho nên thân phụ em lo, không muốn cho đi. Nhưng thét rồi thân-phụ em cũng cho đi, là vì em theo năn nĩ hoài, lại nhờ cô bác anh em nói them nữa, Thân-phụ em nói: “ Thôi, đi thì đi, chĩ sợ mầy thành ra Tây quá mà thôi.”
Trước một tháng lên Sài-gòn sắm đồ, may áo, cải trang thành người đờn bà Âu-châu. Còn nhớ lúc thữ áo một nhà may đồ đầm kia ở đường Catinat, bà đầm chủ tiệm nghắm nghía hoài rồi khen: “ Ngộ lắm, nếu cô hớt tóc nữa thì ngộ hơn.” Em lính quýnh, không biết trả lời nào, là vì mình không biết sự đẹp của người tar a sao mà nói, chĩ trả lời cho qua chuyện: “ Nhưng mà không tính ở luôn bên Pháp.” Mới biết người đờn bà khôn khờ về đường ngôn ngữ giao-thiệp lắm, chưa ra xả-hội thành ra ăn nói chưa quen, người ta nói có vậy, mà chẵng biết đường nào trả lời cho xuôi. Sau về nhà suy-nghỉ, tưởng mình trả lời như vậy là hay và cũng có ý vị.
Năm 1926, chúng tôi đi chuyến tàu Portfios ở Sài-gòn, chạy sáng ngày 22 mars. Ngày ấy tức là ngày mà chí-sĩ Phan Châu-Trinh đang hấp hối từ trần, còn hai ngày nửa là có cái tang chung cho cả nước.
Chúng tôi đi hạng nhì. Em ở chung phòng với một cô thiếu-nữ Nhựt-bổn. Mới bữa đầu chúng tôi chưa quen nhau, phần thì bởi lần nầy em mới ra biển là lần thứ nhứt, nước trời bát ngát, song gió chưa quen, vừa mới ra khỏi…cấp, là thấy cháng váng mặt mày, bắt em phải đi nằm luôn, không muốn ăn uống và truyện trò gì hết; phần thì vì người ta khác giống, bèo nước gặp nhau, chưa dám đường-đột; cho nên khi đầu, tôi và cổ, ngó nhau tuy đả cảm-tình, là cảm-tình chung một giống da vàng với nhau, chớ chưa biết nhau là người nước nào hết. Đến đổi hai người còn tưởng nhau là người Tầu. Song, một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen, phen này em mới có cái hân-hạnh được kết giao với một người thiếu-nữ nước Nhựt.
(Còn nữa)
Số 2, 9 mai 1929
Tàu chạy được gần hai ngày, mặt biển êm lặng như không, mà em vẩn say sóng lừ đừ, chẳng qua chỉ bởi mình chưa quen, cho nên chiếc tàu hơi lắc chút đĩnh, là đả say sóng rồi. Mới ra Trung-quốc-hải mà đả như vậy, mấy bửa nửa qua biển Ấn-độ, thì chịu làm sao được. Đòi đi làm chi, để gánh vác cái khổ nhứt đầu chóng mặt nầy vào mình !
Cô Nhựt-bổn đi ăn cơm chiều về phòng, thấy đồ ăn của em biểu bồi đem lại phòng còn để y nguyên đó chưa ăn; cô nói:
-                  Trời ôi ! Mặt biển phẳng như trên tờ giấy trắng, mà cô say sóng như vậy sao ? Phải lên sân tàu hóng gió một chút thì tự nhiên nó hết.
Cô nói bằng tiếng Pháp rỏ rang, chắc cô chưa biết em người nước nào, nhưng đả đi quá giang tàu Pháp, thì hẳn cũng có biết tiếng Pháp đôi chút vậy. Cô nói rồi, đở em ngồi dậy, làm dịu dàng một cách như chị em thân thiết trong nhà, rồi rủ em lên sàn tàu chơi
Lên sàn tàu, thì thiệt trong mình dễ chịu liền, là nhờ có gió và không-khí thoáng hơn. Té ra sau em mới hiểu rằng cái nghề đi biển, cứ chường mặt ra với sóng gió bao nhiêu thì càng không say, chớ nếu nằm hoài trong phòng, nó kín gió mà ngột hơi, tự nhiên là mình thấy khó chịu. Chúng tôi đứng giựa bên thành tàu, ngó trăng xem nước; em thấy bóng trăng mờ tỏ, mặt nước mênh mông, ngó xa xa như mòn con mắt mình, nghe như sanh ra một mối tư-tưởng phóng –khoáng lạ lung. Phải chi tạo-hóa lăn người ta vào cuộc đời, mà cuộc đời cứ thẳng băng như thế kia, đừng có gì chán chường con mắt, đừng có gì đau xót trong lòng, thì ai có chán đời làm chơi. Song, nghỉ lại cái cảnh “ chưn mây mặt nước, thơ của mình trong giây lát mà thôi, chớ nhắm mắt mải trông hoài, thì thấy nó mất hết thú vị. Trước con mắt nếu không có cái bông mới nở, chiếc lá gần tàn, để làm cái đích mỹ quan cho mình; nếu chĩ trông thấy thẳn băng mà không thấy gì, thì tưởng người mù tưởng-tượng ra củng được, mình cần gì phải có con mắt. Củng như cuộc đời, củng có khi buồn, khi vui, khi cười, khi khóc, nó chen lộn với nhau để cho cuộc đời thêm vị.
Em đương nghỉ vơ vẩn trong đầu, thì cô Nhựt-bổn chỉ ra phía xa xa mà nói rằng:
-               Còn mấy giờ đồng hồ nửa là tới Singapour. Tới đó, chị em ta sẻ dắt nhau lên chơi.
Em chưa kịp nói gì, thì cô đả nói tiếp:
-                  Chổ ấy tuy không phồn-hoa nhiệt-náo gì, nhưng mà cái hình thế nó không thua gì Hương-cảng.
( Còn tiếp)