KIỂU NHÂN VẬT
CON VẬT THÔNG MINH - CON VẬT NGU NGỐC
***
1. Một số vấn đề về kiểu nhân vật con vật thông minh – con vật ngu ngốc.
Kiểu con vật thông minh và kiểu con vật ngu ngốc, ta thấy xuất hiện rất nhiều trong trong văn học dân gian, nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều nhất là trong truyện cổ tích và trong truyện ngụ ngôn. Trong truyện cổ tích, kiểu nhân vật này nằm trong tiểu loại truyện cổ tích về loài vật. Còn trong truyện ngụ ngôn kiểu nhân vật này lại nằm trong truyện có nhân vật là các con vật và truyện có nhân vật là các con vật và con người. Tuy nhiên, khi tìm hiểu hai kiểu nhân vật trên trong truyện ngụ ngôn, chúng tôi chỉ xét trong cùng một cốt truyện đó là: truyện có nhân vật là các con vật.
Theo giáo sư Lê Chí Quế. Tryện ngụ ngôn được xây dựng trên cốt lõi của truyện cổ tích động vật. Nhưng giữa hai loại truyện này có ranh giới nhất định. Trong truyện cổ tích động vật người ta nhận ra ba lớp chính.
Thứ nhất: Đây là lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ, gắn với tín ngưỡng tô tem của người nguyên thủy. Những truyện này ở các nước châu Âu còn bảo lưu nhiều. Ở Việt Nam chúng ta chưa tìm thấy nguyên dạng của nó. Chúng ta chỉ thấy thấp thoáng bóng dáng của nó qua những mẫu chuyện về chim của người Ân, chim Ứa của người Mường hoặc truyện Cá Gáy hóa Rồng của người Việt.
Thứ hai: Lớp truyện tương đối phổ biến mà chúng ta còn nghi chép lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên để nhằm chinh phục nó, sử dụng nó phục vụ cuộc sống của con người.
Đó là truyện giải thích tại sao vịt trống lại kêu khàn, tại sao lông quạ màu đen tuyền, tại sao mai rùa lại có những vết hằn như bị rạn nứt, tại sao Gấu và khỉ không chơi với nhau nữa, tại sao Trâu lại chỉ có một hàm răng...Nói chung nhóm truyện này hiện nay còn được sưu tầm trong các bộ truyện cổ dân gian các dân tộc thiểu số nhiều hơn là người Việt. Và cách giải thích nguyên nhân “tại sao” trong truyện cổ tích các dân tộc ít người cũng chất phác, hồn nhiên hơn.
Thứ ba: Lớp thứ ba của truyện cổ tích động vật là những truyện đồ chiếu quan hệ của xã hội loài người vào các quan hệ của các con vật. Lớp truyện này xuất hiện muộn hơn, có thể là khi xã hội đã phân chia giai cấp. Ở Việt Nam, lớp truyện này thường có xu hướng ngụ ngôn hóa và phát triển ở người Việt Nam nhiều hơn ở các dân tộc thiểu số.
Như vậy, truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật có thể cùng chung nguồn gốc, nhưng chức năng và đặc điểm thể loại thì hoàn toàn khác nhau. Truyện cổ tích loài vật thường hướng về loài vật, coi loài vật là đối tượng thẩm mĩ trực tiếp, đối tượng chủ yếu là nhận thức và lí giải. Còn truyện ngụ ngôn chủ yếu dùng loài vật làm phương tiện để nhận thức và lí giải những vấn đề của con người và xã hội loài người và đưa ra những bài học kinh nghiệm.
Còn theo PGS. Đỗ Bình Trị, cơ sở xưa nhất về loài vật là những truyện cổ có tính chất thần thoại về loài vật – những truyện kể in đậm dấu ấn những quan niệm của người thời cổ về tự nhiên, như tín ngưỡng vật linh ma thuật ...Những truyện kể ấy chắc hẳn đã nảy sinh từ nhu cầu của người thời cổ, đặc biệt là người săn bắn, muốn đúc kết những kinh nghiệm và hiểu biết về đời sống và tập tính của một số các con vật ít nhiều có liên quan đến cuộc sinh tồn của họ để truyền dạy cho lớp người trẻ. Về sau, những truyện kể ấy mất dần tính thần thoại, trở thành truyện cổ tích loài vật. Đó là quá trình con người chinh phục loài vật mà M.Goorki gọi là “dư âm của các thời con người bắt thú về nuôi làm gia súc” – cũng là môtip rất cổ trong truyện cổ tích về loài vật. Vì vậy, mà chúng ta thấy rất nhiều truyện cổ về loài vật càng ngày càng “tương ứng” với xã hội loài người, và các con vật càng mang tính cách rõ rệt của loài người như: (con Hổ hung bạo, con Sói tham ăn, con Cáo xảo quyệt,...). Truyện cổ tích loài vật bắt đầu có ngụ ý và tiếp cận truyện ngụ ngôn, là thể loại tuy cũng hay lấy các con vật làm vai chính nhưng chỉ “mượn chuyện loài vật để dạy người...”
2. Cách xây dựng kiểu con vật thông minh – con vật ngu ngốc
Dù là truyện cổ tích loài vật hay truyện ngụ ngôn khi xây dựng kiểu nhân vật thông minh thường được xây dựng trên môtip là “mẹo lừa” và tài “xử kiện” . Những con vật thông minh bao giờ cũng là những con vật nhỏ bé, hiền lành, không có sức mạnh về thể chất, nhưng khi gặp những tình huống cấp bách, nguy hiểm thì con vật nhỏ bé biết dùng những mẹo lừa để lừa những con vật lớn và độc ác hơn. Bằng những mẹo lừa đó con vật có thể tự cứu được mình hoặc có khi cứu được những con vật khác đang gặp nguy hiểm, đồng thời dạy cho con vật to lớn hơn hung hăng, hống hách những bài học đích đáng. Còn đối với những con vật ngu ngốc được xây dựng trên môtip luôn luôn bị lừa và luôn luôn bị thua. Những con vật ngu ngốc này thường là những con vật có ngoại hình lớn, có sức mạnh nhưng lại bị lừa bằng trí thông minh, sự khéo léo và lanh lợi của những con vật bé hơn. Từ hệ thống đó, tác giả muốn phản ánh một vấn đề nào đó trong xã hội hoặc nêu lên những bài học triết lí hay đạo đức mà tác giả dân gian muốn thể hiện qua từng nhân vật con vật trong truyện.
Nhân vật con vật thông minh, ta thường bắt gặp trong truyện cổ tích loài vật với những mẹo lừa như: Thỏ, Rùa, Sên và một số con vật khác…và ngược lại với những con vật thông minh là những con vật ngu ngốc như Hổ, Cáo, cá Sấu, Khỉ, ….Còn đối với truyện ngụ ngôn lại không giới hạn kiểu nhân vật nào là thông minh hay ngu ngốc, bởi có thể ở truyện này là nhân vật thông minh nhưng có thể ở truyện khác lại đặt vào nhân vật ngu ngốc. Vì ở trong truyện ngụ ngôn tác giả dân gian không chú ý đến vấn đề: được hay - mất; có lợi hay không có lợi; giúp đỡ hay phá hoại…mà người ta chỉ chú ý quan tâm đến bài học triết lí từ những cuộc gặp gỡ hay từ những cuộc thách đấu. Vì vậy mà tác giả sử dụng “con vật nào cũng được” miễn là khớp với cái ý tưởng bóng gió, xa xôi mà người ta muốn gửi gắm trong truyện. Quan trọng là con vật ấy có thể hiện được bài học triết lí hay không.
Ví dụ như truyện “Thỏ và Sên” (TNN) kể: Thỏ đã bị thua cuộc trong một lần thách đấu với Rùa, xem ai chạy nhanh hơn. Do Thỏ chủ quan khinh Rùa yếu đuối nên nhỡn nhơ. Rùa chậm chạp kiên nhẫn cuối cùng Rùa đã thắng cuộc. Lần này rút kinh nghiệm từ cuộc thua lần trước. Thỏ không dám chủ quan nhưng cứ sau mỗi chặng Thỏ đều ngước lên hỏi Sên cậu đang ở đâu và Sên liền đáp mình đang ở đây. Cuối cùng Sên đã về đích trước Thỏ. Tại sao Sên là con vật nhỏ, yếu duối mà lại cậm chạp có thể thắng được Thỏ một con vật nhanh nhẹn. Sên thắng được là trước khi bước vào cuộc thi đấu Sên đã bố trí ở mỗi chặng đường có một con Sên khác đợi ở đó. Chính vì thế mà Sên đã thắng cuộc thi. Bài học rút ra ở sau câu chuyện ấy là “chậm chạp và ổn định sẽ chiến thắng”.
Hoặc ở câu chuyện sự tinh khôn không phải là Sên mà lại nhân vật khác như chọn con gà trống truyện “Gà trống và Cáo” hay có người chọn là con Cáo như truyện “Qụa và Cáo” và cũng có thể là Cóc. Ví dụ trong truyện “Cóc thi tài với Voi” kể: Trong rừng có con Hổ rất dữ tợn. Cóc tía muốn trị tính hống hách của Hổ. Trong một lần thi đấu xem ai nhảy xa, Hổ nhận lời. Cóc rất tinh khôn chấp Hổ đứng gần hơn còn mình thì đứng lùi ở phía sau. Cóc tía đã ngậm lấy cái đuôi Hổ, nên khi Hổ nhảy quật đuôi mạnh Cóc văng ra phía trước Hổ rất xa. Hổ thua cuộc. Bài học rút ra ở đây là: Dùng mưu hơn dùng sức.
Chẳng hạn trong truyện “Thỏ và gã cá Sấu tham ăn” (TCT) kể: Thỏ bị mắc bẫy của người nên bị thương ở chân. Thỏ kết bạn với một con Dê bị mù, hai con hợp tác cùng nhau đi kiếm ăn. Một hôm Thỏ và Dê muốn qua sông để tìm những bãi cỏ mới nhưng không biết làm thế nào. Ngay lúc đó, Thỏ gặp cá Sấu thì nảy sinh ra ý định lừa cá Sấu để cá Sấu đưa mình và Dê qua sông. Thỏ nói với cá Sấu khi nào qua được sông Thỏ sẽ tạ ơn cá Sấu để cho cá Sấu ăn thịt Dê. Nhớ lần trước bị Thỏ lừa cá Sấu nữa tin nữa ngờ nhưng khi nhìn thấy con Dê bó mập thì cá Sấu nhận lời ngay. Qua được sông cá Sấu liền đòi ăn thịt Dê. Thỏ nói hãy để Dê cõng mình lên bờ vì chân của Thỏ đang bị thương sau đó Dê sẽ quay lại cho cá Sấu ăn thịt. Cá sấu nhận lời và nằm đó đợi nhưng đợi hoài mà vẫn không thấy Dê quay lại. Cá Sấu vô cùng tức giận vì biết mình đã bị Thỏ lừa nên quyết định chờ cơ hội để trả thù.
Nhìn vào hệ thống nhân vật con vật trong truyện cổ tích đặc biệt là những con vật thông minh – con vật ngu ngốc ta thấy chúng mang nhiều thuộc tính của con người. Điều này xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người là chinh phục thế giới tự nhiên (cụ thể là thế giới loài vật). Nghĩa là khi tác giả dân gian sáng tác truyện cổ tích loài vật đã gán cho những con vật này càng nhiều thuộc tính của con người. Nghĩa là cái xu hướng đồ chiếu con người và xã hội con người lên loài vật và “xã hội loài vật” ngày càng mạnh. Còn đối với nhân vật thông minh – con vật ngu ngốc trong truyện ngụ ngôn, người ta lại không quan tâm đến đặc điểm hay tập tính mà xuất phát từ ý niệm trừu tượng của tác giả dân gian hay là từ những kinh nghiệm của tác giả đúc kết từ cuộc sống được hóa thân thành những hình tượng kiểu nhân vật con vật thông minh – con vật ngu ngốc để tạo ra lớp biểu niệm (cái triết lí được gửi gắm vào nhân vật).
Điều này, giúp chúng ta hiểu được vì sao sự xuất hiện của những nhân vật ngu ngốc như: cáo, hổ, cá sấu, khỉ…là điều tất yếu. Đồng thời chính những tính cách trái ngược nhau của hai dạng nhân vật song hành trong cùng một cốt truyện đã tạo nên lớp nghĩa và bài học nhân sinh sâu sắc. Tuy nhiên cũng cần phân biệt điểm khác biệt giữa truyện ngụ ngôn mượn loài vật để đạt được mục đích giáo huấn, còn truyện cổ tích nhằm mục đích kể về đặc điểm của thế giới loài vật.
Bên cạnh đó, trong kiểu nhân vật thông minh được xây dựng trên môtip là những nhân vật có tài “xử kiện” như trong truyện “Thỏ xử kiện” (TCT), Thỏ nổi tiếng quan tòa, Thỏ xử kiện yêu tinh phải thua. Hoặc “Châu chấu kiện Voi” (TNN) hay “Vụ kiện châu chấu” (TNN) kể: Châu Chấu kiếm ăn kiếm ăn trời tối, rét Châu Chấu tìm đến chim Ri xin ngủ qua đêm. Chim Ri đi kiếm ăn, Châu Chấu đang ngủ nghe tiếng Nai kêu giật mình duỗi chân làm tổ nghiêng và một con chim Ri con rớt xuống dòng nước mất tích. Chim Ri mẹ về thấy tổ nghiêng con mất. Chim Ri mẹ đi kiện Bụt. Bụt cho gọi Châu Chấu đổi thừa cho Nai vì Nai kêu làm nó giật mình, đến lượt Nai, Nai nói lí do giật mình là do một quả Na rớt xuống, Bụt lại cho gọi quả Na, Na nói là do một con Sâu, rồi Sâu lại đổi thừa cho Gà mái. Cuối cùng Gà mái bị bắt giam. Gà trống con thấy mẹ bị bắt, đi tìm Bụt để giải oan cho mẹ. Gà trống con nói trong tất cả những con vật sinh ra đều có bầu sữa mẹ còn riêng Trống thì không có nên phải đi xa tìm thức ăn. Bụt nghe nói có lí và đã tha cho Gà mẹ. Như vậy Gà trống tuy bé nhưng thông minh, khôn ngoan đã thắng được vụ kiện.
Qua hàng loạt những câu chuyện nêu trên, ta thấy nhiều con vật tuy rất nhỏ bé nhưng lại có thể chiến thắng, những con vật đó thắng kiện hay chiến thắng kẻ thù là nhờ vào sự thông minh khôn ngoan, nhạy bén, khéo léo. Trái ngược lại với tuyến nhân vật trên là tuyến nhân vật ngu ngốc, luôn luôn bị lừa, lừa hết lần này đến lần khác mà không rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình như con Hổ, Cáo, Sói, Voi, Cá Sấu... Như chúng ta đã biết, quy luật sinh tồn trong thế giới loài vật diễn ra rất mạnh mẽ. Những con vật to lớn để có thể sinh tồn được thì phải ăn thịt những con vật nhỏ hơn vì vậy mà những con vật nhỏ bé để có thể tồn tại được thì bản năng sinh tồn của chúng cũng phát triển rất mạnh. Nắm vững quy luật này, các tác giả dân gian khi sáng tác truyện cổ tích về loài vật đã vận dụng một cách sáng tạo kết hợp với hư cấu, tưởng tượng làm cho truyện càng thêm phong phú sinh động.
Như vậy, kiểu con vật thông minh và kiểu con vật ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật hay truyện ngụ ngôn về loài vật, tác giả dân gian khi xây dựng kiểu nhân vật này muốn khẳng định rằng: con người có mưu trí dù nhỏ bé, yếu đuối cũng có thể thắng được kẻ có sức mạnh mà không có mưu trí. Và không phải lúc nào người mạnh cũng thắng kẻ yếu. Đồng thời qua đó để rút ra những “bài học triết lí hay đạo đức, hoặc một kinh nghiệm sống mà tác giả dân gian của nó đã tổng kết và muốn nói ra được bằng lời một lối nói kín đáo”.
Tuy nhiên, nỗi bật nhất trong nhóm những con vật thông minh là nhân vật con thỏ trong truyện cổ tích loài vật. Tuy ngoại hình nhỏ bé, không có sức mạnh về thể chất nhưng bù lại thỏ rất nhanh nhẹn, thông minh và nhạy bén. Khi gặp tình huống nguy hiểm, phải đối đầu với những con vật to lớn hơn và tỏ ra bình tĩnh, gan dạ, xử sự rất thông minh và khéo léo.
3. Xung đột trong kiểu nhân vật con vật thông minh và ngu ngốc
Qua sự phân tích một số nhân vật kiểu con vật thông minh và kiểu con vật ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật và trong truyện ngụ ngôn kể về loài vật. Ta thấy cách kết thúc đối với truyện cổ tích loài vật thường kết thúc có hậu và bao giờ cũng thể hiện được nội dung gắn liền với hiện thực cuộc sống. Theo xu hướng đồ chiếu, ta thấy tác giả dân gian khi sáng tác loài vật cũng không bằng lòng dừng lại ở tri thức tự nhiên. Trái lại trong truyện cổ tích luôn mang tính hai mặt: Vừa chính là con vật nguyên mẫu ngoài đời vừa giống với con người – những hạng người mang tính khác nhau (mạnh– yếu, khôn ngoan– ngu dại, dữ tợn– hiền lành, chậm chắc– nhanh đoảng). Chẳng hạn, khi nói đến đặc điểm con vật ở Thỏ thì ta nghĩ đến tính thông minh, lém lĩnh ở Thỏ .v.v…Và để làm nổi bật tính cách của Thỏ thì phải đặt nó trong mối quan hệ tương phản với những con vật khác là như: Hổ, Voi, Cáo…. Mối xung đột của những con vật trong truyện cổ tích loài vật phần nào phản ánh mối xung đột của con người trong xã hội. Mà kiểu xung đột chính vẫn là xung đột giai cấp trong một xã hội đã có sự phân hóa giàu– nghèo, thống trị- bị trị, kẻ đi áp bức và người bị áp bức như trong truyện “Rùa rủ Khỉ đi bắt cá” (TCT) hay truyện “con Gà, Thỏ và Hổ”. Gà, Hổ và Thỏ vốn là bạn thân, cùng nhau ra đồng cắt cỏ tranh để làm nhà và phân công mỗi ngày phải có một con ở nhà chuẩn bị bữa ăn. Hôm đó, Gà ở nhà nấu nước sôi rồi nhảy lên miệng nồi để đẻ trứng vào luộc cho Hổ và Thỏ ăn. Hổ và Thỏ đi về mệt được ăn trứng gà thì khen ngon và Thỏ năn nỉ Gà chỉ cho cách để làm thức ăn ngon y như vậy. Gà mới dạy Thỏ làm y như hệt mình làm. Tới phiên Thỏ ở nhà chuẩn bị bữa ăn, Thỏ bắc nước sôi lên, nhảy lên miệng nồi và ra sức rặn đẻ giống như Gà. Đến khi Hổ về, Hổ vì mệt, lại háu ăn nên đã lấy mấy miếng bỏ vào miệng trước, Hổ nổi giận và đè đầu Thỏ đánh một trận. Đến lúc cỏ tranh khô chúng cùng nhau làm nhà, Thỏ mới nghĩ cách trả thù. Thỏ nói với Hổ là người khỏe mạnh nên Hổ có nhiệm vụ chuyển lá tranh lên để lợp nhà. Lúc đó, Thỏ chất tranh lên người Hổ và dùng dây thừng buộc chặt để lá tranh khỏi rớt. Hổ nghe nói có lí nên đồng ý ngay, thừa cơ hội đó Thỏ châm lửa đốt. Như vậy, đằng sau mỗi câu chuyện trong TCT loài vật là quan niệm về thực tại và con người qua nhân cách hóa với biện pháp “xã hội hóa ”. Từ đó, những con vật trong truyện mang tính cách, hành động, suy nghĩ, những mối quan hệ như con người . Chúng biết nói, biết yêu ghét, trả thù, đền ơn…vì vậy mà TCT loài vật gần giống với TCT sinh hoạt. Còn đối với truyện ngụ ngôn về loài vật, đằng sau sự “va chạm” giữa các nhân vật là sự đối lập giữa các ý niệm. Hễ có nhân vật nhỏ bé và thông minh thì ắt có ngay bên cạnh một con vật khác tuy to xác nhưng ngốc nghếch như trong truyện Gan Cóc tía, Thỏ và gã cá Sấu, Cọp mắc mưu Thỏ, Cừu non và chó Sói…, hễ có một con vật tượng trưng cho sự mưu mẹo thông minh thì y rằng kèm theo một nhân vật nữa biểu tượng cho sự ngu ngốc. Khác với TCT loài vật TNN thường là sự xung đột giữa cái đúng và cái sai, giữa chân lí và ngụ ý, giữa cái tốt và cái xấu ví dụ truyện: Cáo già và đàn gà con; Thỏ thông minh; Cua nhanh trí; Mèo mắc lừa Chuột…