DANH SÁCH BÀI VIẾT

Wednesday, April 6, 2011

KIỂU TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT BẤT HẠNH


KIỂU TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT BẤT HẠNH
3. Kiểu truyện về nhân vật bất hạnh
    3.1 Cốt truyện
Đặc điểm
Truyện cổ tích thường được xây dựng theo một số sơ đồ chung nhất định. Cơ sở để xác lập sơ đồ kết cấu truyện cổ tích là hành động nhân vật chính. Cốt truyện xoay quanh hành động nhân vật chính. Đặc điểm chung của cốt truyện loại này là kết cấu theo đường thẳng. Diễn biến câu chuyện được xây dựng theo trình tự thời gian, việc gì trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Cốt truyện chú ý hành động nhân vật, là hệ thống các chuỗi sự kiện kết nối với nhau.
Theo Đỗ Bình Trị thì sơ đồ phổ biến nhất của kết cấu truyện thường diễn ra làm ba phần:
. Phần đầu: Nhân vật chính xuất hiện.
. Phần giữa: là cuộc phiêu lưu của nhân vật chính trong thế giới cổ tích.
. Phần cuối: là sự đổi đời, thay đổi số phận của nhân vật chính.
Ở mỗi phần có nhiều môtíp khác nhau trong một số tình tiết, nhưng nét chung của nó là kể về cuộc đời nhân vật chính một cách trọn vẹn.
Khảo sát thi pháp cốt truyện của kiểu truyện về nhân vật bất hạnh ta thấy có một số môtíp tiêu biểu sau:
·        Môtíp cốt truyện được xây dựng trên mối quan hệ giữa mẹ ghẻ (bố ghẻ) với con chồng (vợ). (Tấm cám, Mụ dì ghẻ độc ác, Sự tích chim đa đa…)
+Nhân vật luôn có sự phân tuyến rạch ròi
+ Nội dung câu chuyện diễn ra theo bước đi của nhân vật chính.
+ Vai trò của nhân vật phụ như là phông nền để nhân vật chính bộc lộ phẩm chất, tài năng.
+ Yếu tố thần kỳ có vai trò quan trọng trong truyện.
+ Kết thúc luôn là sự thắng lợi của lẽ phải. Nhân vật chính được hưởng vinh hoa phú quý hoặc được hoá kiếp.
-->Ý nghĩa: Cốt truyện thể hiện cuộc đấu tranh của cặp nhân vật đối tuyến và kết thúc bao giờ bên thiện cũng chiến thắng. Qua đó khẳng định chân lý của lẽ phải và thái độ dứt khoát của người xưa về quan điểm nhìn nhận vấn đề thiện ác trong xã hội.
·        Môtíp được xây dựng trên mối quan hệ bộ ba. (Trầu cau, Sự tích sao hôm sao mai, Ông đầu rau…)
+ Nhân vật chính thường là hai anh em và người chị dâu.
+ Xung đột trong truyện không phải giữa cái ác và thiện mà nội dung chủ yếu của nó là vấn đề nhân sinh.
+ Yếu tố thần kỳ không có tác dụng thúc đẩy cốt truyện phát triển thêm mà nó giúp cho nhân vật được hoá kiếp.
+ Kết thúc truyện theo hướng tiêu cực (nhân vật chết và hoá than thành các sự vật hiện tượng khác nhau) nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.
àÝ nghĩa: Kiểu cốt truyện này nhằm giải thích cho một hiện tượng nào đó hoặc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
. Truyện Trầu cauà Sự hoá than của các nhân vật trở thành biểu tượng tình cảm nồng thắm của tình anh em, vợ chồng.
. Truyện Ông đầu rauàBa cái chết trở thành biểu tượng nhân hậu, long bao dung của tình cảm vợ chồng.
·        Môtíp về mối quan hệ giữa hai anh em, về người mồ côi. (Cây khế, Hà rầm hà rạc, Cây tre trăm đốt…)
+ Loại môtíp này đều là những kết thúc có hậu cho nhân vật chính, và nhân vật phản diện phải trả giá cho những mưu đồ xấu xa của mình.
+ Nhân vật chính không nhờ sự trợ giúp của yếu tố thần kỳ (Cây khế) hoặc có sự hỗ trợ của lực lượng này (Cây tre trăm đốt).
à Đây là môtíp thưởng cho nhân vật lương thiện, phạt đối với nhân vật có giả tâm.
·        Loại cốt truyện không có nhân vật đối tuyến. (Trương chi, Hòn vọng phu…)
+ Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính nhưng là nhân vật đời thường không phải là nhân vật chức năng.
+ Cốt truyện phát triển theo logic cuộc sống và kết thúc không có hậu. Nhân vật chính được giải thoát khỏi nỗi khổ bằng giải pháp tiêu cực là tìm đến cái chết nhưng họ được dân gian ca ngợi về phẩm chất, đạo đức, tài năng…
àÝ nghĩa: Cốt truyện được lồng vào như một phương tiện, một biện pháp nghệ thuật để lý giải sự tích. Kết thúc truyện nhằm nêu lên một hình ảnh nào đó của thiên nhiên nhưng bên trong ẩn chứa những mối quan hệ xã hội.
    3.2 Nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ nét hơn trong nhân vật thần thoại, truyền thuyết. Nếu thần thoại là “nghệ thuật vô ý thức” thì truyện cổ tích là “nghệ thuật đích thực”. Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thường có hai loại: Một loại kết thúc có hậu; loại khác kết thúc không có hậu.
Ở kiểu kết thúc có hậu, có nhiều môtíp khác nhau:
. Kiểu nhân vật người em út (Cây khế)
. Kiểu nhân vật người con riêng (Mụ dì ghẻ độc ác)
. Kiểu nhân vật người mồ côi (Nàng tiên ốc)
. Kiểu nhân vật người đi ở (Cây tre trăm đốt)
Các kiểu nhân vật bất hạnh thường được xây dựng theo những khuôn khổ định sẵn. Họ có những hành động, tính cách, số phận tương đối giống nhau. Trong đó, có hai nhóm nhân vật: Một nhóm được xây dựng như nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh cho đạo đức (Tấm cám); một nhóm khác gần với đời thường hơn (Trương chi, Hòn vọng phu).
Về nhóm nhân vật chức năng, nhân vật thuyết minh cho đạo đức có những đặc điểm sau:
Hành động
+ Hành động theo cốt truyện
+ Nhân vật tự than không có sức mạnh nhưng khi được hỗ trợ bởi lực lượng siêu nhiên thì có khả năng kỳ diệu, quyết định sự diễn tiến của câu chuyện.
+ Nhân vật bị cuốn theo những yếu tố ngẫu nhiên được sắp đặt trước mà không có ý thức về hành động của mình. (Người em trong Hà rầm hà rạc lại nằm ngủ đúng dưới gốc cây nơi đàn khỉ thường lui đến).
+ Hành vi của nhân vật là hành vi chức năng. (Chẳng hạn như Tấm tin một cách ngờ nghệch về lời mụ dù ghẻ. Người em trong Cây khế lại chịu nhận chỉ mỗi cây khế khi chia gia tài, và lại đồng ý đổi nó lại cho anh. Những hành vi đó là hành vi chức năng.)
àNhư vậy, nhân vật làm việc gì, hành động ra sao không phải do sự thôi thúc của nhân cách mà bị chi phối của cốt truyện có tính chất chức năng, bởi những ý đồ của tác giả dân gian muốn xây dựng một mẫu người với một nét nhân cách nổi trội nào đó.
Tính cách
+ Nhân vật bất hạnh đại diện cho tuyến nhân vật thiện.
+Nhân vật là những con người mang nét đẹp và phẩm chất tích cực theo quan niệm đạo đức của người xưa.
+ Nhân vật không có sự thay đổi nhân cách, ai tốt thì tốt từ đầu đến cuối và ngược lại. Do đó nhân vật không phải là nhân vật cá tính.
àNhân vật được xây dựng theo những khuôn khổ định sẵn. Tất cả những nhân vật thiện đều giống nhau (người em trong Cây khế, Hà rầm hà rạc và nhân vật về bản chất đều là những tính cách tốt đẹp), chỉ khác nhau ở tình huống, kết thúc ở mỗi truyện. àÝ nghĩa của việc xây dựng các nhân vật này nhằm thuyết minh cho một đặc điểm nhân cách, một nét tính cách nào đó của con người. Mỗi một nét nhân cách tương ứng với một nhóm truyện, một hoàn cảnh hoặc một hành động nhất định.
Số phận
+ Số phận nhân vật được dẫn dắt bởi yếu tố thần kỳ. Nếu không có yếu tố thần kỳ can thiệp thì nhân vật không thể đổi đời, giải phóng số phận được.
Về các nhóm nhân vật bất hạnh được xây dựng gần gũi với đời sống hiện thực có những đặc điểm sau:
+ Nhân vật không có sự phân tuyến.
+ Nhân vật gần với đời thường, không phải nhân vật lý tưởng hoá.
+ Yếu tố thần kỳ dần vắng bóng, thay vào đó là chất hiện thực trần trụi.
+ Tác giả dân gian dần chú ý đến cá tính con người, chú ý đến tính cách đời thường như sự ghen tuông (Sự tích hòn vọng phu), yêu đương thất tình (Trương chi).
+Nhân vật tốt hoàn toàn không được lý tưởng hoá, nghĩa là không tốt một cách tuyệt đối như nhân vật thần kỳ, họ có những sai lầm nào đó dẫn tới kết thúc tiêu cực.
àTóm lại: Kiểu nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích Việt Nam được thể hiện nhiều nhất trong tiểu loại cổ tích thần kỳ. Đó là những con người xuất thân từ lao động nghèo khổ nhưng có những phẩm chất đáng trân trọng. Miêu tả loại nhân vật này, các tác giả dân gian mơ ước hướng đến một cuộc sống công bằng, đầy đủ hơn cho người lao động trong xã hội phong kiến đang phân chia đẳng cấp gay gắt.